Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Góc khuất trọng tài VN: "Nhà dột từ nóc"? (Bài cuối)

Từ cái sai của trọng tài Hà Anh Chiến và một đề xuất “xử tội” có phần bất nhẫn xử nương theo dư luận, cùng nhiều cái sai của những người có trách nhiệm, hàng loạt vô lý mới lộ ở cấp thượng tầng. Thế nên trong giới cầm còi đang hoài nghi “thượng bất chính, hạ tắc loạn”…

Vụ trọng tài Hà Anh Chiến bị Ban Trọng tài đề nghị loại vĩnh viễn khỏi các giải đấu chuyên nghiệp ở VN chỉ là phần nổi của những câu chuyện “khó nói” về các ông vua sân cỏ. Mời các bạn đón đọc loạt bài về “Góc khuất trọng tài Việt Nam” để có thêm những góc nhìn về một “nghề nguy hiểm” trên sân cỏ nước nhà.

Điều cấm kỵ khó hiểu

“Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của trọng tài BĐVN, Ban trọng tài có quyền đề xuất kỷ luật đối với các trọng tài có sai sót về chuyên môn để VFF xem xét. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật đối với trọng tài có sai phạm trong khi làm nhiệm vụ, nhất là những sai phạm về chuyên môn, nghiệp vụ phải tuân theo các quy định của FIFA và VFF không được tùy tiện công khai. Chỉ có BCH VFF mới có quyền quyết định việc công khai kỷ luật đối với trọng tài…”.

Góc khuất trọng tài VN: "Nhà dột từ nóc"? (Bài cuối) - 1

Quá nhiều vấn đề xung quanh công tác trọng tài

Ở giữa “cơn bão” sau khi đề xuất treo giò vĩnh viễn với trọng tài Hà Anh Chiến ở các giải chuyên nghiệp được Ban trọng tài, BTC giải và VPF tuyên bố, tối muộn ngày 12/5 TTK Lê Hoài Anh đã có cuộc trả lời phỏng vấn trên website của VFF. Đại diện của VFF phải làm động tác “chữa cháy” và đính chính cho cái sai, với những tuyên bố nóng vội của những người có trách nhiệm.

Theo đó, BTC giải hay Ban trọng tài không có thẩm quyền kỷ luật trọng tài Chiến mà chỉ có VFF, ở đây là BCH, mới có quyền quyết định việc công khai kỷ luật trọng tài mắc lỗi, sau khi được đề xuất từ Ban trọng tài.

Cần phải nhắc lại, trong vụ việc này Ban trọng tài đã vi phạm nguyên tắc do chính mình đưa ra và quán triệt bao năm nay: Công khai nói về quyết định kỷ luật trọng tài. Không chỉ Chủ tịch Nguyễn Văn Mùi, cả Trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc, TGĐ VPF Cao Văn Chóng lẫn Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng đều đăng đàn nói về cái sai, án kỷ luật với trọng tài Hà Anh Chiến.

Đó là điều cấm kỵ, bởi theo quy định của FIFA  không được phép công bố việc kỷ luật, xử trọng tài và bao nhiêu vụ trọng tài bị xử ở BĐVN lâu nay đều chỉ người trong cuộc biết.

“Cái kim trong bọc” bị phát hiện

Có một cái sai rất lớn, từ 2 mùa giải nay như bị “che mắt” và khi xảy ra sự cố trên sân Thanh Hóa ở vòng 9, “cái kim trong bọc” mới bị phát hiện. Đó là việc thành lập BTC giải mà ở đó, Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi lại là Phó Ban tổ chức.

Đây là điều cấm kỵ, được quy định rất rõ trong Quy chế tổ chức và hoạt động trọng tài BĐVN. Cụ thể, ở chương II, điều 5 khoản 1 quy định: “Ban trọng tài gồm một Trưởng ban, một phó ban và các ủy viên. Các thành viên Ban trọng tài không chịu sự quản lý hay làm việc cho bất cứ tổ chức thành viên nào của VFF”.

Quy định dành cho Ban trọng tài này được FIFA đưa ra là để đảm bảo tính độc lập, minh bạch và công bằng, dân chủ trong công tác trọng tài. Bởi lý do muốn công tác trọng tài độc lập, năm 2011 khi bầu Kiên khởi xướng “cuộc cách mạng” với BĐVN và cho ra đời VPF, việc đầu tiên là giải tán Hội đồng trọng tài vốn phụ thuộc, bị chi phối bởi VFF – đơn vị tổ chức giải. Và Ban trọng tài ra đời, với tiêu chí độc lập so với VPF – một công ty cổ phần được thành lập để điều hành, quản lý các giải chuyên nghiệp.

Góc khuất trọng tài VN: "Nhà dột từ nóc"? (Bài cuối) - 2

Câu chuyện đang được đẩy lên đỉnh điểm tranh cãi

Thế nhưng từ mùa 2015, khi thành lập BTC giải thì VPF lại mời ông Nguyễn Văn Mùi, Trưởng Ban trọng tài làm Phó BTC giải. VPF là một tổ chức thành viên của VFF và ở đây, việc sai nguyên tắc thuộc về cả Ban trọng tài lẫn VPF, VFF.

Khi Ban trọng tài và BTC giải là một và ngồi “chung mâm”, việc đảm bảo tính minh bạch, khách quan và độc lập trong công tác trọng tài là điều không thể.

Ví dụ đơn giản nhất, Ban trọng tài với người đứng đầu là ông Mùi khi đề xuất danh sách tổ trọng tài bắt trận FLC Thanh Hóa – SLNA thì ai dám chắc những người được lựa chọn không bị “xếp mâm” khi BTC với ủy viên là ông Nguyễn Trọng Hoài – Phó Chủ tịch FLC Thanh Hóa (?!). Và với cơ cấu như thế, người ta không khỏi hoài nghi CLB, BTC với Ban trọng tài có thể “một giuộc” với nhau, có sự liên thông để sắp xếp trọng tài sao cho có lợi nhất, phục vụ mục đích hay quyền lợi nào đó.

Khi Ban trọng tài có chân trong BTC, họ vi phạm chính Quy chế của mình. Minh chứng là Chương IV, điều 13, khoản 1 quy định: Việc chỉ định trọng tài điều hành các trận đấu do Ban trọng tài phối hợp Phòng trọng tài VFF quyết định, sau đó Ban Tổng thư ký VFF sẽ ra quyết định phân công, gửi đến BTC. Quy định này ghi rõ: “Không có bất cứ CLB, cơ quan tổ chức giải đấu hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của các tổ chức thành viên VFF có quyền can thiệp vào quá trình trọng tài”.

Với việc người đứng đầu Ban trọng tài làm Phó BTC giải, liệu có thể tránh khỏi việc can thiệp từ phía BTC, hay từ chính các CLB hay không, điều này chỉ người trong cuộc biết.

Không thể là vô tình khi trước trận đấu trên sân Thanh Hóa, SLNA nhận được thông tin bất lợi nên chủ động liên lạc với những người ở VPF, BTC và Ban trọng tài để cảnh báo về công tác trọng tài.

Không phải là vô tình mà Chủ tịch Trần Mạnh Hùng của Hải Phòng nhận được thông tin trước vòng 9 là tiền đạo Stevens kiểu gì cũng “ăn thẻ”, để rồi vòng tới nghỉ thi đấu vì đủ 3 thẻ. Và liệu có thể coi là trùng hợp được không, khi 3 trụ cột của Hà Nội T&T là Gonzalo, Victor và Đại Đồng đều lĩnh thẻ vàng trận gặp Hải Phòng, để rồi đủ 3 thẻ và vòng 10 sẽ nghỉ?

Đừng đổ lỗi lại “thuyết âm mưu”, hay thói quen ám ảnh khi người ta nghĩ về tiêu cực và khi trọng tài sai thì cái sai đó không được nhìn nhận toàn diện ở khía cạnh chuyên môn đơn thuần mà lại bị “soi” nhiều về vấn đề tư tưởng, tiêu cực và tiền bạc.

2 năm liền và nhiều sự cố liên quan đến trọng tài đã diễn ra ở sân Thanh Hóa, từ thời điểm đối tác mới tài trợ, rồi đứng ra quản lý, điều hành đội bóng xứ Thanh. Người ta đã đặt dấu hỏi về sự trùng hợp này, khi có quá nhiều tiếng ca thán lẫn đề phòng và mùa trước, thậm chí đội trưởng Phan Văn Tài Em cùng các cầu thủ Long An còn từ chối bắt tay tổ trọng tài vì bị thổi ép quá mức.

Sân Thanh Hóa nhiều trận như “có tiếng còi ma” và trọng tài Hà Anh Chiến đã mắc một sai lầm nghiêm trọng. Ông Chiến có lỗi, nhưng chưa chắc có tội. Vấn đề ở đây nằm ở các ông quan lâu nay nhắm mắt làm sai và cái sai đó để nhằm cái gì, phục vụ ai là điều mà dư luận quan tâm.

Tại sao V-League 16 năm lên chuyên nghiệp, càng đi càng lắm chuyện với biết bao sự cố và nỗi ám ảnh về “bóng ma tiêu cực” lại quay trở về?

Có phải vì do làng bóng đá “nhà dột từ nóc”?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Đại Dương ([Tên nguồn])
Đề xuất treo còi vĩnh viễn trọng tài Hà Anh Chiến Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN