Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Góc chiến thuật Pháp – Đức: “Hồi mã thương” sắc lẹm

Đối mặt với sức ép lịch sử khi chưa từng thắng nổi Đức ở một giải đấu chính thức suốt 58 năm qua nhưng Pháp với chiến thuật phòng ngự phản công hợp lý cộng thêm một chút may mắn từ sai lầm của đối thủ đã xóa dớp buồn để nuôi hy vọng đăng quang chức vô địch Euro 2016.

Trận bán kết Euro giữa ĐKVĐ thế giới Đức và đội chủ nhà Pháp được coi là “chung kết sớm” vì cả hai đội đều là những tên tuổi giàu truyền thống của bóng đá châu Âu.  Họ cũng đã thể hiện lối đá tấn công khá cống hiến và là ứng viên sáng giá cho chức vô địch Euro năm nay.

Trước cuộc “tử chiến” tại sân Velodrome (Marseille), Pháp dù là chủ nhà nhưng đã phải đối mặt với gánh nặng lịch sử khi trong quá khứ suốt từ năm 1958 đến nay, “Gà trống Gaulois” chưa từng thắng nổi Đức một trận nào tại các giải đấu chính thức.

Góc chiến thuật Pháp – Đức: “Hồi mã thương” sắc lẹm - 1

Hàng thủ ĐT Pháp đã tổ chức kèm Muller quá tốt

Cả hai đội đều ra sân với sơ đồ ưa thích 4-2-3-1 nhưng có những nét khác biệt. Về phía chủ nhà Pháp, HLV Didier Deschamps đã gây bất ngờ xếp Samuel Umtiti đá cặp trung vệ với Laurent Koscielny thay Adil Rami dù tài năng trẻ của Lyon có sở trường đá hậu vệ phải.

Ở tuyến trên, chiến lược gia 47 tuổi người Pháp cũng khiến mọi người khá ngạc nhiên khi ông không xếp Antoine Griezmann đá lệch cánh mà để chân sút đang thuộc biên chế Atletico Madrid đá “hộ công” ngay phía sau Giroud, còn vị trí tiền vệ tấn công cánh phải lại thuộc về Moussa Sissoko.

Góc chiến thuật Pháp – Đức: “Hồi mã thương” sắc lẹm - 2

Đội hình ra sân của Pháp và Đức

Dù vậy, trên thực tế trong trận đấu, sơ đồ này rất biến ảo khi nhiều lúc, Griezmann xâm nhập sâu vào vòng cấm của Đức để tìm kiếm cơ hội ghi bàn dứt điểm như một trung phong cắm (mà pha dứt điểm chân phải bị Neuer cản phá ở phút thứ 7 hay pha làm bàn thứ 2 của anh tại phút thứ 72 là những ví dụ điển hình).

Trong khi đó, Sissoko thường xuyên lùi về hỗ trợ phòng ngự, nhường vị trí cho Pogba dâng lên bên cánh phải để tăng thêm một mũi nhọn uy hiếp khung thành ĐT Đức.

Về phía “Những cỗ xe tăng”, việc thiếu vắng tận 3 trụ cột vì chấn thương và thẻ phạt như Khedira, Gomez hay Hummels rõ ràng đã trở thành vấn đề quá lớn với HLV Joachim Low.

Mất Hummels, Low đành đặt niềm tin vào Howedes để xếp cầu thủ này đá cặp với Boateng. Ở trung tuyến, Emre Can và Bastian Schweinsteiger đá cặp tiền vệ trung tâm, trong khi Kroos được đôn lên đá như một “số 10”.

Việc thiếu vắng Mario Gomez cũng khiến đội hình Đức bị xáo trộn. Muller được đẩy lên đá tiền đạo cắm, còn Ozil dạt cánh phải để trám vào vị trí của chân sút mang áo số 13 đang đầu quân cho Bayern.

Đức là đội chơi tấn công tốt hơn ở phần lớn hiệp 1. Tuy nhiên, Pháp mới là đội mở tỉ số nhờ một sai lầm đáng trách của Bastian Schweinsteiger với cái tay giơ lên chạm bóng thiếu hợp lý khi tranh chấp với Patrice Evra trong vòng cấm phút 45+1.

Đó là chính là bước ngoặt của trận đấu khi Griezmann dễ dàng mở tỉ số trên chấm phạt đền để người Pháp dễ đá hơn rất nhiều khi bước vào hiệp 2.

Góc chiến thuật Pháp – Đức: “Hồi mã thương” sắc lẹm - 3

"Tội đồ" Schweinsteiger...

Góc chiến thuật Pháp – Đức: “Hồi mã thương” sắc lẹm - 4

... và người hùng Griezmann

Trong khi đó, đen đủi tiếp tục đeo bám ĐT Đức khi phút 60, Jerome Boateng dính chấn thương gân kheo và phải rời sân sớm để nhường vị trí cho Shkodran Mustafi.

Nhận thấy điểm yếu này của đối thủ, HLV Deschamps chỉ đạo các học trò tràn lên chơi pressing gây áp lực với hàng thủ chắp vá của “Die Mannschaft” và hiệu quả đã đến không lâu sau đó.

Sai lầm mang tính hệ thống của hàng phòng ngự Đức khi lỗi lớn thuộc về hậu vệ phải Joshua Kimmich với một pha xử lý lóng ngóng dẫn đến việc để Pogba cướp bóng rồi sau đó đến việc thủ môn Neuer không bắt được dính bóng khi lao ra đã mang đến cơ hội vàng để Griezmann lập cú đúp cho anh và giúp Pháp dẫn 2-0.

Kể từ đây, Pháp tiếp tục nhường thế trận cho đối thủ và chủ động thủ chắc để bảo toàn tỉ số. Còn ĐT Đức, những phương án thay người của Joachim Low đã không mang đến hiệu quả.

Gotze vào sân từ phút 67 thay Can nhưng gần như “vô hình” suốt quãng thời gian sau đó. Sane thế chỗ “tội đồ” Schweinsteiger ở phút 79 khi cục diện gần như đã an bài cũng chẳng thể tạo được điều gì khác biệt.

Trong một ngày mà cả vận may cũng ngoảnh mặt với người Đức khi cú sút xa đẹp mắt của Kimmich đưa bóng dội điểm nối xà ngang và cột dọc bật ra ở phút 74, nhà ĐKVĐ World Cup đành chấp nhận dừng bước trước chủ nhà Pháp đã hay còn may hơn họ.

Đức cả trận kiểm soát bóng đến 65%, tung ra đến 17 cú sút 6 trong số đó trúng đích nhưng cũng chẳng có được nổi 1 bàn thắng. Muller nhạt nhòa trên hàng công “Đại bàng sông Rhine” và có lẽ, HLV Joachim Low mới thấy nhớ Gomez – một trung phong cắm đích thực và nhận ra điểm yếu của sơ đồ không có tiền đạo cắm đúng nghĩa là thế nào.

Giấc mơ đăng quang Euro của Đức sau 20 mòn mỏi chờ đợi giờ đã tan biến. Còn Pháp, với sự bùng nổ của Griezmann và chiến thuật hợp lý của Deschamps, “Les Bleus” hoàn toàn có cơ hội đánh bại Bồ Đào Nha để đăng quang ngôi vương châu Âu ngay trên sân nhà của họ năm nay.

Video trận bán kết Euro 2016 giữa Pháp và Đức (Bản quyền thuộc VTV):

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Đức ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN