Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Barcelona vs PSG
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Borussia Dortmund vs Atlético Madrid
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Manchester City vs Real Madrid
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Bayern Munich vs Arsenal
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Olympique Marseille vs Benfica
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
West Ham United vs Bayer Leverkusen
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Atalanta vs Liverpool
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Roma vs Milan
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Cagliari vs Juventus
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Sheffield United vs Burnley
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Luton Town vs Brentford
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Manchester City vs Chelsea
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Union Berlin vs Bayern Munich
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Wolverhampton Wanderers vs Arsenal
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Everton vs Nottingham Forest
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Crystal Palace vs West Ham United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Aston Villa vs AFC Bournemouth
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Coventry City vs Manchester United
Logo Coventry City - COV Coventry City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Fulham vs Liverpool
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Milan vs Inter Milan
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Arsenal vs Chelsea
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-

ĐTVN: Chuyện chưa kể về các HLV nội

Ghi được 2 bàn thắng sau 3 trận đấu và chỉ có vỏn vẹn 1 điểm khi chia tay AFF Cup 2012, ĐT Việt Nam đã gây thất vọng lớn. Nhìn lại 3 trận đấu trên đất Thái, người ta thật khó có thể lý giải tại sao các học trò của HLV Phan Thanh Hùng lại chơi bế tắc đến như thế.

* Bi kịch của HLV Phan Thanh Hùng

Việc phải chia điểm với đối thủ yếu nhất bảng Myanmar ở ngay vạch xuất phát được nhiều người lý giải là do ĐT Việt Nam chưa chạy xong "rốt-đa". Trận thua thứ 2 trước Philippines từ quân đến tướng của ĐTVN chẳng thể hiểu được vì sao mình thua và vì sao lại "đen" đến thế. Sự thất thế trước các đội bóng trước đây chỉ được xem là "chiếu dưới" ở Đông Nam Á tại AFF Cup 2012 của ĐTVN thực sự vẫn là câu hỏi khó tìm lời giải thỏa đáng.

Dân gian vẫn thường hay nói “49 chưa qua, 53 đã tới” để nói về vận hạn con người khi đến các tuổi này. Vậy nên, những người bước vào các mốc tuổi 49, 53 thường phải hết sức cẩn thận, kiêng làm việc…lớn. Trong khi đó vận mệnh của đội tuyển Việt Nam năm nay được giao phó cho HLV Phan Thanh Hùng, người đang bước sang tuổi 53.

ĐTVN: Chuyện chưa kể về các HLV nội - 1

HLV Phan Thanh Hùng đang bị chỉ trích nhiều nhất sau thất bại tại AFF Cup 202

HLV trưởng Phan Thanh Hùng sinh ngày 30/7/1960, tức là khi ông Hùng mới bước sang tuổi 53 được hơn 1 tháng, đã được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) gửi trọn niềm tin, trao cho ông thầy người Quảng Nam “thượng phương bảo kiếm”. Bản thân nhà cầm quân họ Phan trước khi ngồi vào ghế nóng cũng rất tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu mà VFF đề ra.

Sự tự tin của ông Hùng phần nào đã được bộc lộ qua những trận giao hữu và quá trình chuẩn bị trước khi bước vào AFF Cup 2012. Tuy nhiên, kể từ khi hành quân sang Thái Lan, hình ảnh của một đội tuyển nhiều tham vọng, bỗng dưng lại lạc điệu trước chính bản thân mình. Người xưa vẫn thường hay nhắc đến việc đi đứng phải chọn giờ và ngày để tránh những điều không may mắn. Thế nhưng kỳ lạ thay, thầy trò HLV Phan Thanh Hùng lại xuất quân sang Thái Lan vào đúng cái ngày mà những người đi trước đã căn dặn “chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3” (ĐTVN sang Thái Lan vào ngày mùng 7 tháng 10 âm lịch). Và để rồi những hệ quả của một kỳ AFF "lạ thường" vẫn để lại những nỗi bức xúc với người hâm mộ sau thất bại của ĐTVN.

Nhìn lại những thành quả trong 1 năm qua của ông Hùng trên cương vị “cầm lái” ở Hà Nội.T&T, nhiều người khó tính đã cho rằng mùa giải 2012 vừa qua không thực sự thành công với “cựu vương” V.League. Trong năm tuổi của mình, ông Hùng cùng với Hà Nội.T&T phải trải qua rất nhiều biến cố, từ việc bị tuột mất chức vô địch, khi bị hụt hơi ở những vòng đấu cuối, hay việc ông chủ của CLB là ông bầu Đỗ Quang Hiển bị Thanh tra Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch vào cuộc thanh tra những vấn đề liên quan đến câu chuyện “1 ông chủ 2 đội bóng”.

* Và chuyện những người tiền nhiệm của ông Hùng

Nếu nhìn về quá khứ của bóng đá Việt Nam từ khi hội nhập trở lại với đấu trường khu vực (năm 1991) đến nay, ĐTQG trải qua có 6 đời HLV nội, trong đó chỉ có một nhà cầm quân được cho là thành công khi ngồi ghế “cơ trưởng”.

Người đầu tiên dẫn dắt ĐTQG trong giai đoạn này là HLV Vũ Văn Tư khi ĐT Việt Nam chuẩn bị tham dự SEA Games 1991. Thời điểm ông Vũ Văn Tư ngồi ghế “thuyền trưởng”, cũng chính là lúc ông thầy gốc Nam Định bước sang tuổi 53, cái tuổi mà như các cụ thường nói “49 chưa qua, 53 đã tới” ấy đã kéo ông Tư, từ một vị tướng đầy quyền uy, trở thành người thất thế trước học trò.

Và triều đại của ông Tư đã phải kết thúc khá chóng vánh sau 7 ngày. Ông Tư ngậm ngùi ra đi cùng với cuộc "đào ngũ" khỏi Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia 1 (Nhổn, Hà Nội) của 11 cầu thủ Quảng Nam-Đà Nẵng, Hải Quan và Cảng Sài Gòn do điều kiện luyện tập, sinh hoạt nơi đây lúc ấy được cho là quá thiếu thốn.

Sau đó để chữa cháy, Tổng cục TDTT đã điều động dàn cầu thủ của Thể Công cùng HLV của họ là ông Nguyễn Sỹ Hiển ngồi vào ghế HLV trưởng với hy vọng kỷ luật quân đội sẽ được thắt chặt để ngăn chặn những cuộc "đào ngũ" tiếp theo. Nhưng, dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Sỹ Hiển, ĐTQG đã không để lại ấn tượng gì ở giải đấu này: hòa 1 trận, thua 2 trận và bị loại ngay từ vòng bảng.

Người tiếp quản ghế nóng của ông Nguyễn Sỹ Hiển để lại lần lượt là các HLV Phạm Huỳnh Tam Lang, Trần Duy Long. Trong đó, một điểm khá trùng hợp với ông Vũ Văn Tư, khi ông Trần Duy Long nhận nhiệm vụ đúng là lúc nhà cầm quân này bước vào tuổi 53.

Ông Long lãnh trọng trách dẫn dắt ĐTQG tại vòng loại World Cup 1994. Tuy nhiên, đây tiếp tục là một giải đấu không thành công của ĐTQG khi đá 8 trận chỉ thắng được 1, thua tới 7. Tiếp đó tại SEA Games 1993 tại Singapore, ĐTQG dưới sự dẫn dắt của HLV Trần Duy Long cũng thi đấu không thành công khi chỉ thắng được 1 trận, thua 2 trận, bị loại ngay ở vòng bảng. Hệ quả tất yếu là HLV Trần Duy Long phải rời ghế ngay sau giải đấu này.

Người được cho là thành công nhất trong giới HLV nội Việt Nam khi “cầm lái” một đội tuyển quốc gia (ở độ tuổi U23) trong hơn 2 thập kỷ qua là HLV Mai Đức Chung. Ở những thời điểm chinh chiến đó, nhà cầm quân họ Mai đều đã đi qua cái ngưỡng tuổi 53. Năm 2007, khi HLV Riedl phải về Áo để phẫu thuật ghép thận, ông Chung được trao quyền dẫn dắt Olympic Việt Nam thi đấu tại vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008.

Tại giải đấu này, ông Chung đã giúp Olympic Việt Nam giành được một số trận thắng trước các đối thủ Tây Á như Lebanon và Oman. Nhờ vậy mà sau đó, HLV Mai Đức Chung tiếp tục được trao quyền chỉ đạo ĐT Olympic Việt Nam trong 3 trận đấu cuối cùng của vòng loại Olympic.

Đến tháng 10/2008, HLV Mai Đức Chung lại được “tạm quyền” dẫn dắt ĐT U22 QG tham dự Cúp Merdeka diễn ra tại Malaysia. Tại giải đấu này, thầy trò HLV Mai Đức Chung đã đăng quang ngôi vô địch sau khi đánh bại ĐT Malaysia 6-5 trên chấm 11m.

Nhìn vào những thống kê các đời HLV nội của ĐTQG, nhiều người có thể “giật mình” bởi cái “vận hạn” của một số nhà cầm quân ở độ tuổi 49, 53. Từ ông Vũ Văn Tư, Trần Duy Long đều phải rút lui khi “cầm lái” ĐT Việt Nam và nay vận mệnh của bóng đá Việt Nam trong năm 2012 cũng không sáng sủa hơn dưới thời HLV Phan Thanh Hùng ở cái tuổi 53.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN