Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia 26/04/24 - Trực tiếp
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
1
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
0
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Bóng đá Việt Nam sau 1 kỳ SEA Games

Sự kiện: U23 Việt Nam

Sau một kỳ SEA Games những nhà điều hành bóng đá làm gì với các bản báo cáo?

Sau SEA Games đầu tiên mà bóng đá Việt Nam hội nhập – SEA Games 16 năm 1991 tại Philippines, HLV trưởng Nguyễn Sỹ Hiển tiếc nuối: “Đội mà còn đủ thành phần 11 cầu thủ bỏ về thì chắc chắn năm đấy chúng ta có huy chương!”.

Sau SEA Games 17 – 1993 tại Singapore, HLV trưởng Trần Bình Sự tiếc nuối: “Lực lượng không yếu, nhưng chúng ta tự làm yếu mình bởi tính kỷ luật và chưa hết mình vì màu cờ sắc áo”.

Đến SEA Games 18 – 1995 lần đầu có HLV ngoại thì trở về với cờ hoa và đủ mọi lời chúc tụng. Sau đó khi ông Weigang lặng lẽ gửi một báo cáo trong đó chỉ ra những yếu kém mà chúng ta cần khắc phục để duy trì và để đạt được những thành tích cao hơn hướng đến những giải châu Á thì các quan chức VFF lúc đấy chỉ “sướng” và chỉ đầu tư cho “ao làng” SEA Games với suy nghĩ thế là đủ.

Cho đến SEA Games 27 – 2013 thì mọi canh bạc chỉ đổ vào SEA Games và sa lầy.

Một đội tuyển được tập trung đá giải Asian Cup cũng để làm nền cho SEA Games (sân chơi tuổi dưới 23). Thậm chí là những nhà điều hành bóng đá sẵn sàng bốc trợ lý của U23 để “chữa cháy” ở đội tuyển theo kiểu đá bỏ, còn lại thì dồn hết cho U23 chơi SEA Games và dừng chân sau vòng bảng.

Nhắc lại các kỳ SEA Games từ khi còn đội tuyển đá đến bây giờ để thấy rằng canh bạc SEA Games luôn là canh bạc chính và những nhà điều hành cứ quay quắt trong cái SEA Games đó cũng một cơn khát đã rất cũ: KHÁT VÀNG!

Và cơn khát đấy chưa được giải thì chúng ta đang mất dần một cơn khát rất quan trọng: Sự khát khao hết mình và niềm tin của người hâm mộ với bóng đá.

Có ý kiến cho rằng cứ chinh phục cái “ao làng” gần gũi và thực tế với chúng ta trước đã rồi hãy nói đến việc bởi ra ngoài chơi ở Asian Cup hay xa hơn. Tuy nhiên cái cách nghĩ gần với mục tiêu gần của những nhà làm bóng đá Việt Nam đã làm hụt chân rất nhiều cơ hội và làm trì trệ sự phát triển của một nền bóng đá.

Nhìn Thái Lan đĩnh đạc trong trận chung kết và nhìn nụ cười Kiatisak xen lẫn hình ảnh anh chắp tay cúi chào các đồng nghiệp, các quan chức LĐBĐ Thái lại thấy hiếm hoi ở khu kỹ thuật đội tuyển Việt Nam, dù con người chúng ta không thua. Ở đây điều thấy rất rõ là tư thế của một đội bóng được hình thành bởi những nhà điều hành và với HLV tác động vào toàn đội. Sau hai SEA Games thua nặng và mất vàng, họ đã làm lại và định hướng lại khác hẳn với cái cách mỗi kỳ bóng đá Việt Nam lại bỏ hết để dồn cho SEA Games và mong có thành tích sẽ giải quyết được nhiều thứ lẫn nhiều cái ghế.

Chưa ai tính xa cho một lộ trình dài mà quanh quẩn vẫn là U23 với SEA Games trong cái vòng tròn khép kín mà những nhà điều hành tạo ra.

Bóng đá Việt Nam sau 1 kỳ SEA Games - 1

Chẳng có gì hiện hữu của một chiến lược làm bóng đá tử tế và cũng chẳng có gieo thì lấy gì gặt?

Bắt đầu từ việc sa thải Falko Goetz, rồi sau đó là Phan Thanh Hùng, những nhà điều hành đã tìm HLV riêng của VFF. Cuộc tìm kiếm đã không còn là cuộc thi tuyển người tài bởi cái cách mời người tài thiếu trân trọng và không tạo được niềm tin. Thế là việc chọn lựa HLV Hoàng Văn Phúc đã trở thành lựa chọn duy nhất.

Ông Phúc khi từ chức nói rằng ông muốn rút lui để VFF có một chiến lược lâu dài và có lẽ hơn ai hết ông hiểu hai từ “chiến lược” đấy. Ngay đến cái đội bóng đang làm người hâm mộ thích thú vì lối chơi giàu cảm hứng và rất Fair Play là U19 Việt Nam với đa phần là “gà” bầu Đức cũng không phải là chiến lược của VFF mà là từ chuyện làm ăn của một ông bầu.

Sau một SEA Games lại là kiểm điểm và tìm người để quy trách nhiệm và bây giờ thì VFF đã có người đứng ra nhận trách nhiệm. Vấn đề là sau khi nhận trách nhiệm và chỉ ra thất bại rồi thì những nhà làm bóng đá làm gì?

Sắp tới Cup tứ hùng U19 quốc tế có thể sẽ xóa đi những nỗi buồn SEA Games, nhưng cũng cần xem lại về cách đầu tư của một ông bầu mà VFF “quàng vai” nhận làm người nhà vì giúp cho VFF đỡ mất mặt trong khâu định hướng chiến lược đào tạo trẻ.

Nên nhớ chiến lược tự phát của một CLB khác xa với chiến lược của một cơ quan phụ trách và chịu trách nhiệm về nền bóng đá của một quốc gia. Và nguy hiểm của một nền bóng đá là đã bỏ qua những cơ hội khả năng phát triển của một đội tuyển để dồn hết cho canh bạc SEA Games rồi bây giờ lại trông mong vào một lứa trẻ của một ông bầu.

Chẳng có gì hiện hữu của một chiến lược làm bóng đá tử tế và cũng chẳng có gieo thì lấy gì gặt?

Điều đáng sợ nhất là sau một SEA Games thất bại toàn tập lại thấy rất nhiều người lao vào một cuộc đấu khác: Cuộc đấu giành các vị trí then chốt ở ngôi nhà bóng đá.

Đấu vào đấy cho nhiều nhưng sa lầy từ đội tuyển đến U23 thì để làm gì?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
U23 Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN