Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Bóng đá Việt Nam lại "đau đầu vì tiền"

Câu chuyện Cà Mau xin bỏ giải hạng Nhất vì thiếu kinh phí một lần nữa dóng lên hồi chuông báo động về cái gọi là chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam.

Vừa thăng hạng đã xin... nghỉ chơi

Kết thúc mùa giải 2015, người hâm mộ Cà Mau hân hoan khi đội nhà lần đầu tiên trong lịch sử giành quyền lên chơi ở giải hạng Nhất. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, mới đây đội bóng đất Mũi đã gửi công văn lên VFF và VPF xin... nghỉ chơi.

Lý do đội bóng này đưa ra là thiếu kinh phí hoạt động. Ngoài Cà Mau đã chính thức lên tiếng, Đồng Nai vẫn chưa biết “sống chết” ra sao khi vừa rớt hạng và đang chờ ý kiến của lãnh đạo tỉnh. Tương tự là Tây Ninh, đội lên hạng Nhất cùng Cà Mau và Viettel.

Việc Cà Mau bỏ giải khiến người hâm mộ không quá bất ngờ bởi mấy mùa giải gần đây, không ít đội bóng ở Việt Nam đều rơi vào hoàn cảnh tương tự. Mùa giải 2013, An Giang sau khi bị tụt từ V-League xuống hạng Nhất đã biến mất khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Mùa giải 2014, Đồng Tháp vừa giành vé từ hạng Nhất lên V-League cũng ngấp nghé xin rút nhưng sau đó có “mạnh thường quân” đứng ra hỗ trợ nên đội bóng này mới trụ lại được. Tất cả đều chung một lý do... thiếu tiền.

Bóng đá Việt Nam lại "đau đầu vì tiền" - 1

Việc Cà Mau xin rút khỏi giải hạng Nhất vì thiếu kinh phí cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam

Tình trạng các đội bóng bỏ giải vì thiếu tiền đã dóng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho cái gọi là bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam. Một nền bóng đá chỉ được coi là chuyên nghiệp khi tự bản thân nó nuôi sống nó chứ không phải trông chờ vào ngoại lực. Tuy nhiên, xét ở thời điểm hiện tại, các CLB V-League hay hạng Nhất liệu có mấy cái tên tự có thể nuôi sống mình? HAGL là đội bóng duy nhất làm được điều này.

Theo công bố của HAGL khi kết thúc mùa giải 2015, doanh nghiệp của bầu Đức không phải chi một xu. Gia Lai cũng không mất một đồng ngân sách nào “nuôi” thày trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn, trong khi HAGL sau khi trừ các chi phí lãi hơn 5 tỷ đồng. Đáng nói ở chỗ, mùa giải 2015 mới là năm đầu tiên đội bóng phố Núi có lãi kể từ khi làm bóng đá.

Vì sao thiếu tiền?

Đặt câu hỏi ngược lại tại sao các CLB ở V-League hay giải hạng Nhất không có được nguồn thu ổn định để tự quyết định số phận của mình. Cần biết rằng, doanh thu của một đội bóng chuyên nghiệp tới từ tiền tài trợ, bán vé, quảng cáo, bản quyền truyền hình, bán áo đấu... Tuy nhiên, hầu hết các đội bóng chuyên nghiệp Việt Nam chỉ có được tiền tài trợ từ các doanh nghiệp cộng thêm ngân sách địa phương.

Tiền bản quyền truyền hình là miếng bánh cực kỳ béo bở ở những nền bóng đá phát triển nhưng V-League gần như có cũng như không. VPF mới công bố tiền bản quyền truyền hình cho mùa giải 2016 của V-League là 30 tỷ đồng. Tuy vậy, 14 đội dự giải đấu cao nhất Việt Nam sẽ không được nhận một xu bởi tất cả đều được quy đổi thành số phút quảng cáo dành cho các đơn vị tài trợ.

Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ đài truyền hình nào cũng có thể vác máy vào quay, phát sóng trực tiếp V-League mà không cần bỏ một đồng. Càng chạnh lòng khi nhìn sang người hàng xóm Thái Lan, mỗi mùa trung bình một CLB dự Thai Premier League nhận ít nhất 629 nghìn USD (tương đương 12 tỷ) tiền bản quyền truyền hình từ BTC.

Doanh thu từ bán vé của các CLB cũng chẳng đáng kể khi cuối tuần các sân bóng V-League đa phần vắng bóng khán giả trừ một vài sân như Pleiku (HAGL), Vinh (SLNA) hay sân Cẩm Phả (T.Quảng Ninh). Tiền quảng cáo càng mờ mịt bởi đa phần biển quảng cáo trên sân đều chỉ để ngoại giao và cho... kín chỗ. Mùa giải 2015, HAGL tuyên bố lãi cả tỷ đồng từ việc bán áo đấu nhờ sức hút của lứa Công Phượng. Các đội bóng khác tuy không lên tiếng nhưng dù có cũng chẳng thấm tháp vào đâu so với con số chi tiêu lên tới vài chục tỷ.

Để giải quyết triệt để thực trạng trên, V-League buộc phải thay đổi. Bởi chẳng ai muốn bỏ tiền mua vé vào sân để xem các cầu thủ đá bóng như diễn kịch. Chất lượng nhiều trận đấu tại V-League ở mức rất thấp. Công tác điều hành qua loa, nhiều bất cập khiến nhà đài trong nước không mặn mà với việc mua bản quyền truyền hình chứ chưa nói đến nước ngoài. Bản thân các CLB cũng chưa ý thức được việc tạo dựng bản sắc riêng để kiếm tiền từ việc bán áo đấu hay thu hút thêm tài trợ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia hưng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN