Bí mật sau những đường vẽ ảo lên "dự án ma"?

Lợi dụng vào tình hình mà các đối tượng phân lô, bán nền.... có thể chung chi để đơn vị đo vẽ, vẽ đường ảo lên “dự án” để trục lợi.

“Đường đi” của các nền đất

Để lách luật, các đối tượng phân lô đi “đường vòng” hết sức phức tạp và tinh vi. Điển hình như vợ chồng ông Trần Hoàng S. và Đỗ Thị Thanh P. (ngụ Trảng Bom, Đồng Nai) đã ủy quyền cho ông Hà Văn Trung (ngụ tại tỉnh Đồng Nai) được quyền quyết định đối với phần diện tích đất hơn 5.500m2 tại thửa đất số 118, và thửa số 117 có diện tích là gần 5.000 m2 (đều thuộc tờ bản đồ số 6), xã An Viễn.

Đây đều là đất trồng cây hàng năm khác, có thời hạn sử dụng đến năm 2067, nguồn gốc sử dụng là nhận quyền chuyển nhượng đất, được công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, theo Hợp đồng, nội dung ủy quyền là được chuyện nhượng, nhận tiền chuyển nhượng và giao lại cho bên A.

 Ngày 13/6, một số dự án vẫn ngang nhiên lập trại, mở bán đất nền trên địa bàn xã An Viễn.

 Ngày 13/6, một số dự án vẫn ngang nhiên lập trại, mở bán đất nền trên địa bàn xã An Viễn.

Thực chất, ông Trung là đại diện pháp luật của công ty TNHH Bất động sản Trung Đất Việt (có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai). Sau đó, ông Trung lại ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một cá nhân khác - là ông Nguyễn Tiến Cung (có hộ khẩu thường trú tại ấp 2, xã An Viễn) từng lô, với diện tích hơn 100m2.

Vẽ ra cái gọi là “dự án”, các đối tượng này đã phân lô và đặt tên là Khu dân cư An Viễn. Để có thể bán được giá cao, các đối tượng này đã lập Hợp đồng chuyển nhượng với giá… trên trời. Điển hình như lô đất ô số 13, vị trí lô A, tại dự án nêu trên (có diện tích hơn 115m2), tuy nhiên được hai bên ký kết giá trị bất động sản là 560 triệu đồng.

Chỉ có con đường rải chút đá, còn lại là cây cỏ mọc um tùm tại dự án.

Chỉ có con đường rải chút đá, còn lại là cây cỏ mọc um tùm tại dự án.

Nhưng được phân ra thành chục lô đất, rao bán hoành tráng.

Nhưng được phân ra thành chục lô đất, rao bán hoành tráng.

Trên bản đồ, nó là thửa 5921, tờ bản đồ số 3, thuộc xã An Viễn.

Trên bản đồ, nó là thửa 5921, tờ bản đồ số 3, thuộc xã An Viễn.

Hay như cũng tại lô A, ở ô số 5, giá tương tự là 560 triệu đồng, diện tích 114m2. Rồi ô số 11, được chia nhỏ thành các đợt thanh toán: 168 triệu đồng trong đợt 1, đến đợt 2 là 168 triệu đồng và đợt 3 là 224 triệu đồng cho lô đất có diện tích 113m2.

Liên quan đến tình trạng phân lô bán nền tràn lan trên địa bàn xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai mà PV đã phản ánh trong bài trước, theo công chức trong ngành (đề nghị không nêu tên) lại cung cấp thêm cho PV nhiều “chất liệu” hết sức bất ngờ. Đến nỗi vị này còn là phải thốt lên: “Thể sự gọi là DNAI.list không cập nhật kịp”.

Để đi vào câu chuyện, vị này lấy điển hình trường hợp tờ bản đồ số 5, thửa số 438, có diện tích là 275,9m2. Trên thực tế, số thửa đã bị cố tình tránh tráo giữa hai con số: 438 và 843.

Thửa 438...

Thửa 438...

Và thửa 843 đã bị đánh tráo... để trục lợi.

Và thửa 843 đã bị đánh tráo... để trục lợi.

“Thực tế thì đó là 1 thửa đất. Thửa cũ thì không biết diện tích bao nhiêu nhưng người ta tách ra thành nhiều thửa nhỏ và không có đường đi. Tức là không có hệ thống giao thông, nhưng năm 2016, xã nhà được đo vẽ và cấp đổi đồng loạt. Lợi dụng vào việc này mà các đối tượng như phân lô, bán nền.... có thể chung chi để đơn vị đo vẽ, vẽ đường ảo lên đó để trục lợi. 

Đây phải có sự cấu kết, bởi nó vẽ thì nó vẽ, nhưng xã khi làm thủ tục cấp đổi phải kỹ lưỡng, không để có sự lẫn lộn, chữ “Tác” đánh thành chữ “Tộ” được anh à. Và sự biến tấu đó đã trở nên sau cùng như hiện trạng ngày nay, thể sự gọi là DNAI.list (ứng dụng của tỉnh Đồng Nai – Tra cứu nhanh thông tin thửa đất gồm tờ, thửa, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất; Định vị vị trí thửa đất trên bản đồ khi đi ra ngoài thực địa - PV) không cập nhật kịp”, vị công chức trong ngành nói.

Liên quan đến việc đánh tráo "số thửa", công chức trong trong ngành còn cung cấp thêm nhiều chiêu trò khác, như: Vẽ thêm đường (dù trong sổ đỏ không hề có) hay "tô/đổ màu cho đất" (màu vàng - đất nông nghiệp sang màu hồng - được quy hoạch là đất ở)... trên DNAI.list sẽ được PV tiếp tục đồng hành cùng bạn đọc.

Ai là đầu nậu ở An Viễn?

Như bài trước “Cả xã bị “băm nát” vì hân lô bán nền”, trên địa bàn xã An Viễn không hề có bất cứ dự án bất động sản hay dự án khu dân cư hay đô thị nào được cấp phép. Thực chất, đây là các thửa đất đứng tên cá nhân, sau đó, họ phân lô bán nền, đặt những cái tên thương mại hết sức mỹ miều và rao bán tràn lan.

Qua điều tra, tìm hiểu, xác minh, PV ghi nhận có một số cái tên, như: Công ty Bất động sản Đất Phát (Đồng Nai), Công ty Bất động sản Kiến Phát (TP.HCM), Công ty TNHH Bất động sản Trung Đất Việt (có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai)… là số ít trong những cái tên, góp phần băm nát cả xã An Viễn.

Những "con đường" vẫn đang được tiếp tục mở ra.

Những "con đường" vẫn đang được tiếp tục mở ra.

Theo một cán bộ xã An Viễn thì các dự án trên địa bàn xã rất nhiều, nhan nhãn, có nhiều đối tượng cùng nhảy vào làm, không riêng gì một số công ty bất động sản. Trong đó, đa phần là các “dự án ma”, bán giấy tay và đất không có quy hoạch đất ở nông thôn, 100% là đất nông nghiệp.

Chính từ các công ty trên, những cái tên mỹ miều, như: “Khu đô thị Golden Center toạ lạc tại Tam Giác Vàng An Viễn”, rồi “Khu dân cư Golden Town - vị trí trục đường đi sân bay Long Thành 300m”, hay “Khu dân cư An viễn”, Dự án An Viễn Kiến Phát - với mong muốn mang cơ hội đầu tư vàng đến tay từng quý khách hàng”… mọc lên như nấm sau mưa.

Các “dự án” này đang được rao bán, ký hợp đồng nguyên tắc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất hàng loạt nền. Rồi trên các trang mạng về bất động sản, rao vặt… cũng có hàng loạt các mục rao bán đất sổ hồng tại An viễn, với giá từ vài ba trăm triệu đến dăm bảy trăm triệu đồng/nền.

Người dân địa phương đang đặt ra câu hỏi: Ai đang trục lợi, có hay không hành vi cấu kết giữa chân trong – chân ngoài để ngó lơ cho tình trạng phân lô bán nền, băm nát cả xã An Viễn?.

Biệt phủ" của ông Trịnh Viết Phương, Chủ tịch UBND xã An Viễn.

Biệt phủ" của ông Trịnh Viết Phương, Chủ tịch UBND xã An Viễn.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia Việt từ ông chủ nhà băng chi tiền tỷ xây chùa đình đám đến tội đồ bị ”xộ khám”

Đại gia Trầm Bê đặt hai cây tùng này trước Hội sở Sacombank với mong muốn ngân hàng của mình làm ăn phát đạt, vững...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo CHÍ THANH ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN