Tác giả "Sát thủ đầu mưng mủ" ra sách dã sử

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Sau 10 năm “ngâm ủ”, bộ truyện dã sử về giai đoạn lịch sử thời nhà Trần của Nguyễn Thanh Phong đã chính thức ra mắt.

Nguyễn Thành Phong là một trong những họa sĩ truyện tranh hàng đầu Việt Nam hiện nay. Suốt 10 năm hoạt động trong lĩnh vực truyện tranh, anh đã đạt được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước, trong đó có giải thưởng cao nhất hạng mục truyện tranh tại “Cuộc thi truyện tranh và hoạt họa trẻ châu Á (2011, Guiyang, Trung Quốc).

Tác giả "Sát thủ đầu mưng mủ" ra sách dã sử - 1

Họa sĩ Mỹ Anh, Thành Phong và kịch bản Khánh Dương trong buổi ra mắt sách

Thành Phong từng có nhiều tác phẩm gây tiếng vang như: Sát thủ đầu mưng mủ, Nghĩ trước khi bấm còi, Hà Nội – thành phố của tôi…

Mới đây, anh vừa tái tạo đứa con tinh thần mang tên “Long thần tướng” sau 10 năm bỏ ngỏ. Và điều đặc biệt nhất là anh cùng nhóm thực hiện còn tạo ra điều bất ngờ khi thành công nhờ hình thức kêu gọi đầu tư hết sức mới mẻ - gây quỹ cộng đồng.

Chúng tôi đã có cuộc trò truyện thú vị với Nguyễn Thành Phong – tác giả của cuốn truyện 10 năm “Long thần tướng” để hiểu sâu hơn về dự án này.

“Long thần tướng” xác lập kỷ lục là cuốn truyện tranh được “ngâm lâu nhất”- suốt 10 năm. Vậy trong 10 năm đó, có khi nào anh đã muốn dừng lại?

Những trang truyện đầu tiên của “Long thần tướng” được viết vào năm 2004 khi tôi và Khánh Dương (biên kịch) còn là học sinh lớp 11 trường THPT Trần Phú. Một ngày nọ, tôi gọi Dương ra một góc khuất sân trường, nói ý tưởng và dọa: “Tao cho mày xem cái này nhưng mày cấm được nói với ai, không thì...”. Vậy là mẩu truyện của tôi lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng thay vì giấu kín trong ngăn bàn.

10 năm sau, chính Dương lại là người đề nghị tôi viết tiếp cuốn truyện và lên kế hoạch xuất bản. Phải nói là trong suốt 10 năm, tôi chưa từng nguôi ý tưởng viết tiếp cuốn truyện và cho ra mắt bạn đọc, tuy nhiên thời điểm chưa chín muồi.

Đến khi nhận thấy đã đến lúc phải hoàn thành nốt việc còn dang dở, tôi đã “bắt tay” với Khánh Dương thực hiện tác phẩm, lên kế hoạch gây quỹ cộng đồng và cho ra mắt tập 1 cuốn “Long thần tướng” hôm nay.

Tác giả "Sát thủ đầu mưng mủ" ra sách dã sử - 2

Một hình ảnh trong tập truyện "Long thần tướng"

 Vậy “Long thần tướng” của 2004 và “Long thần tướng” của 2014 có gì khác nhau?

Hồi sinh lại đứa con tinh thần sau 10 năm cất giữ tất nhiên phải có những bước tiến. Phiên bản “0,5” của 2004 rất ngô nghê và hài hước. Vẫn là Long, Lan, Kiên nhưng có thêm cả thần đèn Bin Laden… Nét vẽ và cách kể cũng khác. Có thể nói, lúc đó tôi viết rất bản năng.

Còn “Long thần tướng” của 2014 thì chuyên nghiệp và chững chạc hơn. Chúng tôi đã tìm hiểu sâu hơn về giai đoạn lịch sử từ năm 1282 – 1288 để có được sự chuẩn xác trong bối cảnh và hình ảnh. Dưới sự cố vấn của nhà nghiên cứu Văn hóa sử Trần Quang Đức, “Long thần tướng” 2014 đã tiệm cận được với một thời kỳ lịch sử của dân tộc, từ ngôn ngữ đến trang phục…

""Long Thần Tướng" là bộ truyện tranh lịch sử giả tưởng, lấy bối cảnh là quãng thời gian trước khi diễn ra cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2. 

Câu chuyện diễn ra trong giai đoạn 1282-1284.

Tập 1 ra mắt sẽ mở đầu  cho series 5 tập truyện tranh "Long thần tướng".

Sau khi phát hành tập 1 trong khoảng thời gian tháng 11-12/2014, nhóm sẽ tiếp tục tiến hành gây quỹ để bắt tay thực hiện tập 2 của bộ truyện.

Bên cạnh đó, phong cách kể chuyện mới, cách tạo hình nhân vật cũng khác. Ví dụ như có người nhận xét, Kiên của 2004 đẹp trai bao nhiêu thì Kiên của 2014 nhếch nhác, ẻo lả bấy nhiêu. Hay nhân vật chính là Long, trong phiên bản 2004 là một chàng trai 17 – 18 tuổi, nhưng trong truyện 2014 lại là một cậu bé 14 – 15 tuổi.

Phong cách vẽ và kể mới này có người thích, có người chưa quen mắt, có bạn còn thất vọng vì đã gắn bó với câu chuyện, nét vẽ năm xưa. Nhưng ký ức dù đẹp thì quá khứ cũng không thể giữ lại. Chúng tôi tin rằng “Long thần tướng” 2014 sẽ đem lại cho các bạn những trải nghiệm hoàn toàn mới và thú vị.

 Là một họa sĩ trẻ, tại sao anh lại có ý tưởng sáng tác truyện tranh dã sử? Và tại sao lại là giai đoạn lịch sử thời nhà Trần?

Tôi là một họa sĩ truyện tranh đương đại, vì vậy việc sáng tác truyện tranh dã sử không có gì là lạ. Còn chọn giai đoạn lịch sử nhà Trần là vì tôi rất yêu thích giai đoạn lịch sử này. Yêu thích từ con người, văn hóa đến các chiến công hiển hách…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN