Những quy tắc trên giường ngủ của người vợ yêu chồng điên cuồng

Tôi yêu chồng mình, yêu thực sự, yêu điên cuồng nhưng tôi thích được cảm giác được sở hữu chiếc giường một mình. Tôi không thích hơi thở của chồng cứ phả vào gáy hay cổ mình.

Đó là những chia sẻ được đăng tải trên Yourtango của Megan Margulies - một blogger người Mỹ chuyên viết về những chuyện gia đình, tình yêu, sức khỏe. Dưới đây là toàn bộ chia sẻ của cô:

Tôi không hướng tới những hình ảnh lãng mạn trong phòng ngủ mọi người vẫn nhìn thấy trên phim ảnh. Buổi sáng, nếu tôi mở mắt ra và thấy chồng mình chuẩn bị thức dậy sang phòng con, tôi sẽ không giữ anh lại để ôm ấp như nhiều người, tôi sẽ ôm lấy gối và trở lại giấc ngủ.

Tôi yêu chồng mình, yêu thực sự, yêu điên cuồng nhưng tôi thích được cảm giác được sở hữu chiếc giường một mình.

Tôi có những quy tắc khi hai vợ chồng lên giường đi ngủ: Không ôm ấp hay động chạm vào người. Tôi không thích hơi thở của chồng cứ phả vào gáy hay cổ mình.

Megan không thích hơi thở của chồng cứ phả vào gáy hay cổ mình khi ngủ cùng nhau. Ảnh minh hoạ

Megan không thích hơi thở của chồng cứ phả vào gáy hay cổ mình khi ngủ cùng nhau. Ảnh minh hoạ

Chúng tôi còn có một số điểm khác biệt như chồng tôi là người có đôi chân rất lạnh trong khi chân tôi lại rất ấm, anh ấy luôn thích chạm vào chân tôi để sưởi ấm chân mình.

Khi ngủ anh ấy thích đắp chăn ngang ngực, để chăn kẹp dưới tay nhưng tôi lại thích trùm kín cả đầu. Tôi là một người rất nhạy cảm với ánh sáng, bất cứ tia sáng nào lọt vào phòng sẽ đánh thức tôi dậy. 10 phút đầu tiên trước khi chuẩn bị ngủ, tôi và chồng cứ luôn phải tranh cãi về việc đắp chăn, hay đá chân loạn xạ.

Sau đó, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, một giấc ngủ thật sâu sau một ngày dài chăm sóc đứa con 7 tháng tuổi. Tôi ngủ ngon lành và chìm vào những giấc mơ. Thế nhưng thường những lúc đó tôi lại bị đánh thức bởi chồng tôi thay đổi tư thế ngủ liên tục, lúc nằm ngửa, lúc nằm úp... Tôi cố gắng không mở mắt, không bị phân tâm bởi mọi thứ diễn ra xung quanh.

Ngoài những chuyện khác biệt khi đi ngủ, chúng tôi rất hợp nhau trong cuộc sống hàng ngày như quan điểm chính trị, tính hài hước...

Chúng tôi mới kết hôn được 2 năm. Cho đến bây giờ chồng tôi không hề quan tâm đến việc ngủ mỗi người một giường. Anh ấy cho rằng việc đó chẳng tự nhiên, hợp lý chút nào, và cho rằng đó là một cuộc hôn nhân không tình yêu.

Dù vậy, tôi không thấy việc mình xứng đáng có giường riêng là điều gì đó đi quá xa. Tôi vẫn hy vọng anh ấy sẽ thích ý tưởng này.

Ngủ riêng có làm ảnh hưởng mối quan hệ vợ chồng?

Trả lời nhật báo The Independent, tiến sĩ, bác sĩ Hana Patel, chuyên gia về giấc ngủ và sức khỏe tâm thần đang làm việc tại Anh, cho hay thậm chí một số cặp đôi sau khi ngủ riêng còn cho biết rằng mối quan hệ của họ trở nên tốt hơn.

Việc ngủ riêng hoàn toàn không tiêu cực như nhiều người nghĩ. Ảnh minh hoạ

Việc ngủ riêng hoàn toàn không tiêu cực như nhiều người nghĩ. Ảnh minh hoạ

Bác sĩ Patel nói rằng việc ngủ riêng hoàn toàn không tiêu cực như nhiều người nghĩ, đặc biệt là với các cặp vợ chồng mắc chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Cụ thể, với tình trạng này, người mắc bệnh thường ngáy rất to, bị ngưng thở và hay tỉnh dậy đột ngột lúc đang ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bên cạnh.

Bên cạnh đó, việc có con nhỏ cũng có thể là nguyên nhân khách quan để vợ chồng quyết định ngủ riêng, bởi cha hoặc mẹ phải dậy nhiều lần trong đêm để dỗ dành hoặc cho trẻ bú. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người còn lại, dẫn đến việc cả cha và mẹ đều không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ngoài ra, thói quen ngủ khác nhau cũng ảnh hưởng đến quyết định có nên ngủ chung thường xuyên không. Giải thích rõ hơn, chuyên gia Dorothy Chambers - đang làm việc tại Công ty nghiên cứu giấc ngủ Sleep Junkie (Mỹ), nói rằng một vài người dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi nghe nhạc thư giãn, trong khi số khác thì thích sự im lặng.

Khi hai bên không thể thống nhất được thói quen đi ngủ phù hợp thì ngủ riêng có thể là một giải pháp tốt để dung hòa. Bởi vì giấc ngủ ngon đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tốt sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như cải thiện chất lượng mối quan hệ.

Cũng theo chuyên gia Chambers, không có một "công thức" chung nào có thể hoàn toàn đúng với các cặp vợ chồng. Chìa khóa ở đây là sự thống nhất trong quyết định để tạo sự thoải mái cho cả hai người.

Nguồn: [Link nguồn]

'Ly hôn trên giường' và những lợi ích bất ngờ

"Ly hôn trên giường" hay còn gọi là "ly hôn khi ngủ" là cách thức ngăn chặn sự oán giận làm xấu đi quan hệ vợ chồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN