Nhiều người trẻ Nhật Bản rời phố về nông thôn sau đại dịch

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Kana Hashimoto năm nay 25 tuổi, từng làm việc tại một công ty bảo hiểm ở Tokyo, mong muốn sau này nghỉ hưu ở vùng trang trại nông thôn. Sau đó, đại dịch COVID-19 ập đến. Cô gái đã cân nhắc lại các ưu tiên của mình, và việc bám trụ lại thành phố không nằm trong số đó.

Kana Hashimoto từ bỏ công việc tại một công ty bảo hiểm để chuyển đến sống ở vùng quê.

Kana Hashimoto từ bỏ công việc tại một công ty bảo hiểm để chuyển đến sống ở vùng quê.

Vào tháng 4, Kana chuyển đến Minami-Aso - một ngôi làng có khoảng 11.000 người ở miền nam Nhật Bản và hiện trải nghiệm các công việc mà cô yêu thích: làm nông, trồng trọt làm việc tại một cửa hàng súp miso và một spa suối nước nóng.

“Cuộc sống của tôi bây giờ hoàn toàn khác,” cô nói. “Tôi thích được đắm mình trong thiên nhiên ở đây, tôi thấy khỏe mạnh hơn và tràn đầy cảm xúc.”

Ở Tokyo và các khu vực lân cận, theo một cuộc khảo sát mới đây với hơn 10.000 người về tác động của đại dịch, những người trong độ tuổi 20 – 30 đã có những thay đổi đáng kể trong suy nghĩ.

Những lao động trẻ này đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho công việc ở Tokyo – nơi văn hóa làm việc vắt kiệt sức lực, sau những ngày làm việc dài đằng đẵng trở về trên những chuyến tàu chật chội. Theo khảo sát, khoảng 1/3 số người trong độ tuổi 20 - 30 sống ở Tokyo cho biết họ đã có những thay đổi trong 6 tháng qua để chuyển đến sống ở vùng nông thôn Nhật Bản.

Mặc dù các số liệu này đại diện cho một mẫu nhỏ, nhưng chỉ ra một xu hướng đang diễn ra trong đời sống giới trẻ Nhật.

Kana Hashimoto, 25 tuổi, chụp ảnh với cô Madoka Nakabayashi - người làm việc cùng cô tại cửa hàng súp miso.

Kana Hashimoto, 25 tuổi, chụp ảnh với cô Madoka Nakabayashi - người làm việc cùng cô tại cửa hàng súp miso.

Trong những năm gần đây, một số điểm mới mẻ đã thu hút cư dân trẻ về vùng ngoại ô Nhật Bản, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, bao gồm cả việc các công ty cho phép làm việc từ xa và chào bán những ngôi nhà ở nông thôn chưa có người ở với giá thấp nhất là 455 đô la.

Trong khi có nhiều người trẻ rời nông thôn để tìm kiếm cơ hội việc làm ở các thành phố lớn hơn, những người như Kana Hashimoto lại quyết định đi con đường ngược lại. Quyết định này cũng đi kèm với rất nhiều áp lực xã hội.

Cha mẹ của Kana Hashimoto đã rất sốc khi nghe con gái nói về quyết định thay đổi công việc, sự nghiệp. Cha mẹ cô đã gửi con đến một trường học ở Canada với kỳ vọng cô sẽ trở thành một giám đốc điều hành bảo hiểm toàn cầu, theo bước chân của cha cô trong ngành.

“Cha mẹ tôi ban đầu thực sự phản đối ý tưởng này, và tôi đã đấu tranh rất nhiều khi nói về việc chuyển đi.” – cô gái trẻ cho biết.

Ayaka Suita, 30 tuổi, đã làm việc cho một công ty nhân sự ở Tokyo trước khi chuyển đến Tsuno-cho, một thị trấn có khoảng 10.000 người thuộc tỉnh Miyazaki, miền nam Nhật Bản. Hiện cô làm việc cho một công ty khởi nghiệp, nơi dạy các em học sinh về lối sống bền vững và thúc đẩy làm việc theo các sáng kiến ​​không carbon của thị trấn.

Cô từng muốn rời Tokyo, rồi chính đại dịch COVID-19 đã khiến Ayaka Suita suy sụp tinh thần để phải suy nghĩ nghiêm túc về công việc.

Ayaka Suita, 30 tuổi, rời công việc nhân sự ở Tokyo để chuyển về sống ở thị trấn nhỏ. Cô chụp cùng bác nông dân Yukihiro Kuroki tại vườn mận. (Ayaka Suita)

Ayaka Suita, 30 tuổi, rời công việc nhân sự ở Tokyo để chuyển về sống ở thị trấn nhỏ. Cô chụp cùng bác nông dân Yukihiro Kuroki tại vườn mận. (Ayaka Suita)

Ở Tokyo, Suita cảm thấy thất vọng vì sẽ mất nhiều năm mới có thể đạt được vị trí mơ ước. Nhưng hiện tại, cô đang tham gia các dự án mới giúp nâng cao mở rộng các kỹ năng của mình.

Ayaka nói: “Ở công ty Tokyo, người trẻ không dễ dàng được trao những cơ hội lớn trong sự nghiệp để thăng tiến, nhưng ở các vùng nông thôn, bất kể độ tuổi nào cũng có rất nhiều cơ hội. Trước khi đến đây, tôi đã từ bỏ những thứ mà tôi cho rằng mình không có khả năng, nhưng sau khi chuyển đến đây, tiềm năng của tôi đã thực sự mở rộng.”

Những người trẻ đến các vùng nông thôn thường gặp khó khăn cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội mới. 6 tháng đầu tiên là một giai đoạn khó khăn đối với Ayaka Suita.

Eri Otsu, giám đốc một tổ chức môi trường và hỗ trợ nông thôn, cho biết nhóm đã tăng cường các lớp học và hội thảo trực tuyến dành cho những phụ nữ muốn tìm hiểu cuộc sống, làm việc và nuôi dạy con cái ở vùng nông thôn Nhật Bản.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô nhân viên văn phòng rời phố về quê để “trồng rau, nuôi cá”

“Cân bằng là chìa khoá của cuộc sống hạnh phúc” - đó là quan điểm sống của Trần Thị Mỹ Thuận (sinh năm 1995). Sau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Vy ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN