Cô nhân viên văn phòng rời phố về quê để “trồng rau, nuôi cá”

Sự kiện: Giới trẻ 2024

“Cân bằng là chìa khoá của cuộc sống hạnh phúc” - đó là quan điểm sống của Trần Thị Mỹ Thuận (sinh năm 1995). Sau thời gian lập nghiệp tại TP. HCM, cô quyết định gác lại tất cả và chuyển về Đắk Nông để xây dựng cho mình một cuộc sống giản dị, bình yên.

Căn nhà bình yên của Thuận tại Đắk Nông.

Căn nhà bình yên của Thuận tại Đắk Nông.

Lựa chọn lối đi riêng

Trước khi rời phố về quê, Thuận đã có những thay đổi về lối sống, bắt đầu bằng việc tối giản; quan tâm hơn đến môi trường, sức khoẻ, nông nghiệp, thực phẩm sạch; và cả đời sống nội tâm. Nhận thấy việc về quê sẽ cho mình cơ hội sống cân bằng và hạnh phúc, cô gái trẻ đã quyết định nhanh mà không chần chừ.

Tốt nghiệp trường ĐH Tài chính - Marketing và đi làm hai năm trong lĩnh vực marketing, nhưng xuất thân là con nhà nông, Thuận sẵn có tình yêu với vườn tược, lại thích cuộc sống ở quê và phát triển theo hướng nông nghiệp. Vì vậy, cô đã hợp tác với người bạn ở Lâm Đồng để chế biến, kinh doanh nông sản.

Lúc đó, bọn mình muốn tìm một vùng đất để trồng cây làm nguyên liệu. Mình muốn dồn hết tâm huyết, thời gian vào dự án này nên không ngần ngại nghỉ việc”, Thuận nhớ lại.

Thời gian đầu, Thuận phải làm quen với cuộc sống xa gia đình, thiếu tiện nghi; trong khi thu nhập những năm đầu chưa có nên cô phải tìm cách xoay xở. Vì còn thiếu kinh nghiệm, Thuận đã đối mặt với không ít thất bại như thua lỗ, mất mùa vì dịch bệnh. Có lúc, cô gái trẻ muốn quay về thành phố nhưng đam mê và sự quyết tâm đã “níu chân” Thuận ở lại Đắk Nông.

Khu vườn của Thuận rộng tới 10 ha nhưng diện tích trồng cây chỉ khoảng 6 ha.

Khu vườn của Thuận rộng tới 10 ha nhưng diện tích trồng cây chỉ khoảng 6 ha.

Thời gian đầu, ba mẹ Thuận không ủng hộ nhưng nhận thấy cuộc sống con gái dần ổn định, có hướng đi rõ ràng, quan trọng là Thuận hài lòng với cuộc sống nên ba mẹ đã thay đổi và ủng hộ hơn. Khi lựa chọn lối đi riêng, Thuận thường gặp những phản ứng tiêu cực hoặc sự nghi ngờ từ mọi người xung quanh.

Mọi người có thể nghĩ mình yếu kém nên phải về làm vườn. Nhưng khi lựa chọn con đường này, mình vững tin và hiểu rõ bản thân muốn gì nên không buồn hay lung lay. Đó cũng là động lực để mình cố gắng hơn”, Thuận khẳng định.

Gắn bó với khu vườn nhỏ

Khu vườn của Thuận rộng tới 10 ha nhưng diện tích trồng cây chỉ khoảng 6 ha. Cô canh tác theo hướng vườn rừng nên có đa dạng loại cây. Năm nào Thuận cũng trồng thêm cây rừng, macca, bồ kết, bơ và các loại cây dược liệu khác. Xuất phát từ nhu cầu cá nhân và yêu thích các sản phẩm từ thảo mộc thiên nhiên, Thuận muốn phát triển và lan tỏa các sản phẩm tự nhiên tới mọi người.

Sau hơn nửa năm nghiên cứu, cô đã cho ra đời dầu gội thảo mộc. Cô tận dụng các loại cây ngắn ngày, cây có sẵn trên đất như cà phê để phát triển dầu gội bồ kết cà phê, xà bông cà phê hoặc cà phê rang xay đem bán.

Những nông sản được thu hoạch từ chính khu vườn của Thuận.

Những nông sản được thu hoạch từ chính khu vườn của Thuận.

Chia sẻ về cái tên “Vườn địa đàng” mà Thuận đặt cho khu vườn của mình, cô cho biết: “Mình mong muốn cây trái trong vườn sẽ thật đa dạng theo hướng vườn rừng. Các loại sâu, côn trùng, chim chóc và ong bướm cũng được sinh sống trong môi trường đó mà không bị đe doạ bởi thuốc trừ sâu hay các hoá chất độc hại”.

Thuận đặt cho khu vườn mình cái tên rất đẹp là "Vườn địa đàng".

Thuận đặt cho khu vườn mình cái tên rất đẹp là "Vườn địa đàng".

Mỗi ngày, Thuận dành khoảng 3 - 4 tiếng để làm vườn và quan sát sự thay đổi của khu vườn. Thời gian còn lại, Thuận sẽ dành cho việc làm ra các sản phẩm từ vườn, nhắn tin tư vấn và gói hàng cho khách. Cô thổ lộ: “Việc tự tay thiết kế, tự trồng thực phẩm và ngắm nhìn những thành quả ấy khiến mình cảm thấy rất hạnh phúc”.

Bên cạnh đó, Thuận cũng dành thời gian để chăm sóc những “người bạn” bốn chân của mình. Thuận cho biết, mỗi “bạn” có một tính cách khác nhau nhưng đều thông minh và rất quấn chủ.

Thời gian dịch bệnh kéo dài càng khiến Thuận thêm trân quý cuộc sống tự cung, tự cấp.

Thời gian dịch bệnh kéo dài càng khiến Thuận thêm trân quý cuộc sống tự cung, tự cấp.

Thời gian dịch bệnh kéo dài càng khiến Thuận thêm trân quý cuộc sống tự cung, tự cấp. Điện hay Wi-Fi ở đây thường rất yếu, không tiện nghi như trên thành phố, Thuận liền nghĩ ra ý tưởng sử dụng năng lượng Mặt Trời. Đôi lúc bất tiện vì ảnh hưởng tới công việc nhưng lâu dần thành quen, Thuận cảm thấy đó không phải trở ngại cho cuộc sống của mình.

Hơn hai năm gắn bó với Đắk Nông, cứ mỗi lần về tới con đường rừng dẫn vô nhà sau những chuyến đi xa, Thuận càng thêm yêu nơi đây. “Về tới đây là mình kéo liền khẩu trang xuống để tận hưởng không khí thanh mát. Một nơi mát mẻ, trong lành quanh năm, có màu xanh cây cối và âm thanh núi rừng khiến mình như được chữa lành”, cô gái trẻ bày tỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghỉ dịch, nhiều bạn trẻ về quê làm nông chăm vườn phụ giúp bố mẹ

Những ngày giãn cách xã hội, trực tiếp tham gia làm những công việc "chân lấm, tay bùn", nhiều bạn trẻ nhận ra giá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Mai - Hương Nhu ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN