Nếu làm việc nhóm bị xung đột, bạn nên lưu ý 5 điều này

Nếu trong nhóm của bạn có nhiều bất đồng quan điểm và cách làm việc, hãy áp dụng những bước sau.

1. Nói chuyện riêng với các thành viên trong nhóm

Nếu làm việc nhóm bị xung đột, bạn nên lưu ý 5 điều này - 1

Để bắt đầu giải quyết xung đột nhóm, bạn hãy bắt đầu bằng cách trò chuyện riêng trực tiếp với từng thành viên đang có mâu thuẫn trong nhóm. Bằng cách này, bạn có thể nghe được mối quan tâm của mọi người một cách kín đáo. Trong cuộc nói chuyện này hãy nhớ:

Tránh đưa ra các giả định để các thành viên cởi mở hơn và dễ chia sẻ.

Đảm bảo với các thành viên rằng cuộc trò chuyện được giữ kín.

Hãy hỏi mỗi thành viên những câu hỏi giống nhau để giữ được sự công bằng.

2. Giúp mọi người lại gần nhau

Khi bạn đã hiểu rõ hơn về xung đột và quan điểm của mọi người, đã đến lúc tập hợp các bên liên quan lại với nhau và đóng vai trò là người kết nối.

Đặt một số quy tắc cơ bản trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Khuyến khích các thành viên trong nhóm lắng nghe lẫn nhau, tôn trọng quan điểm của nhau và không ngắt lời hoặc đưa ra nhận xét cá nhân. Trong cuộc trò chuyện:

Giữ cho cuộc trò chuyện bình tĩnh.

Khuyến khích lắng nghe tích cực

Để mọi người thực sự hiểu người kia, bạn hãy:

Khuyến khích các cá nhân chia sẻ ý tưởng. Họ muốn gì hoặc cần gì? Họ muốn cam kết điều gì? Khuyến khích họ suy nghĩ về một số giải pháp.

Hỏi các thành viên về những tình huống mà họ đã làm việc tốt với nhau trong thời gian trước đây. Từ đó xem liệu họ có thể giải quyết xung đột này và làm việc ăn ý như trước.

Nếu cuộc thảo luận trở nên mất kiểm soát, hãy tạm dừng nó và kết nối lại mọi người lại. Hãy cảnh giác với bất kỳ hành vi mất bình tĩnh nào.

3. Yêu cầu nhóm đưa ra nhiều ý kiến

Nếu làm việc nhóm bị xung đột, bạn nên lưu ý 5 điều này - 2

Khi xung đột ảnh hưởng đến cả nhóm, miễn là nó không nhạy cảm hoặc bí mật, bạn có thể hỏi quan điểm của mọi người. Nói ra mọi thứ giúp bạn và cả nhóm xem xét các giả định, niềm tin và cách tiếp cận để đưa ra quyết định khác nhau. Đây cũng có thể là một phần của việc tạo ra tâm lý an toàn cho các thành viên.

4. Lập kế hoạch

Yêu cầu các thành viên có mâu thuẫn trình bày chi tiết về các hành động đã thỏa thuận để hòa giải. Và yêu cầu mỗi người cam kết thực hiện theo thỏa thuận này. Bạn có thể lập thời gian biểu cho các hành động, đánh dấu khi nào chúng được hoàn thành.

5. Theo dõi

Nếu làm việc nhóm bị xung đột, bạn nên lưu ý 5 điều này - 3

Đảm bảo rằng các vấn đề đã được giải quyết đúng hướng bằng cách theo dõi tình hình. Ví dụ, mọi người có thể vẫn cảm thấy bất đồng nhưng không muốn nói mọi thứ ra. Bạn có thể áp dụng cuộc trò chuyện 1:1 để tránh cho những bất đồng cũ tái xuất hiện. Và thử một cuộc khảo sát nhóm ẩn danh để lấy ý kiến các thành viên trong nhóm về vấn đề này.

Nguồn: [Link nguồn]

Ấm lòng hình ảnh thanh niên tích cực chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Trong những ngày qua, tuổi trẻ Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình tích cực chung tay hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Anh ([Tên nguồn])
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN