Bị khích tướng, nam sinh đạt giải tỉnh đến huy chương Olympic Vật lý
Nam sinh Trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) Trần Ngọc Khánh vừa đạt Huy chương đồng Olympic Vật lý Châu Âu 2019 tự nhận từng "học rất ngu Lý" khi cô giáo khích tướng "không bao giờ học được môn Lý". Để chứng minh bản thân, cậu đã chăm chỉ và dành thời gian học tập.
Trần Ngọc Khánh từng cảm thấy rất áp lực khi bước vào kỳ thi. Ảnh: FBNV
Trần Ngọc Khánh (lớp 11, Trường THPT chuyên Hạ Long) là một trong 5 thí sinh đoàn Olympic Việt Nam tham gia dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Âu (EuPhO) lần thứ III năm 2019 diễn ra tại Latvia từ ngày 31/5 đến ngày 4/6. Cùng với Khánh còn có học sinh của các trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh), THPT chuyên Bắc Ninh (Bắc Ninh) và THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An).
Lần đầu tiên tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Âu (EuPhO) lần thứ III tổ chức tại thủ đô Riga của Latvia, đoàn Olympic Việt Nam đã đạt 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng và 1 bằng khen.
Khánh cho biết, thi Olympic Vật lý Châu Âu là lần đầu tiên cậu đến với sân chơi quốc tế. Để có mặt trong đội tuyển cậu đã vượt qua vòng thi loại ở trường "mà mình cũng không tự tin lắm".
Những ngày có tên trong danh sách "đem chuông đi đánh xứ người" cũng là những ngày nam sinh chuyên Hạ Long đối diện với nhiều áp lực, nhất là kỳ vọng tiếp nối thành công của học sinh nhà trường khoá trước.
Tuy nhiên, cậu chia sẻ áp lực lại trở thành động lực để sửa tính xấu "rất lười", "đôi khi không tự giác trong học", "thời gian tự học là rất hiếm"... của bản thân. Cậu cho rằng “phần thưởng lớn nhất là có thể vượt qua bản thân" và cũng là phần thưởng cậu mong muốn đạt được.
Trần Ngọc Khánh trở về sau kỳ thi với tấm huy chương đồng
Đạt thành tích cao ngay lần đầu tiên dự thi, nhưng không ít người bất ngờ lý do Khánh theo đuổi môn Vật lý. Đầu tiên, cậu cho rằng Vật lý là môn học thực tế nhất trong các môn khoa học Tự nhiên. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi thứ đều gắn liền với Vật Lý, ngay từ cách bước chân cho đến cách chiếc xe máy, ô tô vận hành. "Toán về cơ bản là môn khoa học lý thuyết, còn Vật Lý thì là môn khoa học thực nghiệm: tất cả mọi định lý, định luật đều đến từ thực tiễn”, cậu nói.
Khánh cho biết thêm: "Lý do thứ hai là cô giáo dạy Lý hồi lớp 8 của mình. Cô nói mình không bao giờ học được Lý". Để chứng minh với cô giáo, cậu đã không ngừng học tập chăm chỉ, dành thời gian nghiên cứu sâu hơn và đặt ra mục tiêu vào đội tuyển học sinh giỏi dự thi tỉnh và đã giải nhì trong cuộc thi năm đó.
"Giờ nghĩ lại, mình thấy đó là vừa là đòn bẩy vừa là lời động viên tuyệt vời của cô giáo để học trò có sự bứt phá", Khánh bày tỏ.
Nhóm nhảy ALine của Khánh gồm 7 thành viên thành lập từ đầu năm lớp 10.
Không chỉ Vật lý, Trần Ngọc Khánh còn có sở thích với nhảy. Cậu là thành viên nhóm nhảy ALine. Nhóm được thành lập từ những ngày đầu lớp 10 với 7 thành viên cùng chung sở thích và đã có nhiều hoạt động biểu diễn tại các hoạt động của nhà trường.
Khánh kể, những ngày tập trung học hỏi, luyện tập cho các kỳ thi Quốc gia và Quốc tế đánh ít có thời gian luyện nhảy hơn. Sau mỗi ngày học, cậu lại tranh thủ tập vào ban đêm, rồi quay lại bàn học. Cậu “từng nghĩ mình không thể tiếp tục, bản thân cần chọn một trong hai”, nhưng đến bây giờ vẫn luôn nỗ lực dành thời gian cho bản thân và nhóm.
“Sau một ngày học, tôi phải tập nhảy vào ban đêm, rồi về lại ngồi làm bài. Tôi đã nghĩ là mình không thể tiếp tục như thế này, và mình cần chọn một trong hai. Tuy có bỏ lỡ một vài dịp tham gia cùng mọi người vì vướng lịch học dày đặc, tôi cảm thấy càng thêm trân trọng những khoảng thời gian quý báu chúng tớ luyện tập cùng nhau.
Thành tích này được xem là kỷ lục không thể phá vỡ trừ khi thay đổi luật.