Vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Điều tra viên nói gì về việc không thu giữ vật chứng?

Theo điều tra viên, con dao, chiếc thớt là hung khí dùng để giết người đã bị mất nên phải mua dao, thớt mới về cho Hồ Duy Hải nhận dạng. Phía điều tra thừa nhận có sai sót trong vụ việc.

Toàn cảnh phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.

Toàn cảnh phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.

Ngày 7/5, Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TAND tối cao tiếp tục xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm với kháng nghị của Viện KSND tối cao về việc hủy bản án tử hình đã tuyên cho Hồ Duy Hải (SN 1985, ở Thủ Thừa, Long An).

Án sơ thẩm trước đó xác định, tối 13/1/2008, Hải đến Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa) và sát hại các chị Nguyễn Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Ánh Hồng bằng cách dùng thớt, ghế inox đập vào người, dùng dao cứa cổ. Sau đó, Hải lấy tiền, sim điện thoại… của các nạn nhân để bán. Một thời gian sau, Hải lo sợ bị phát hiện nên đã đốt quần áo mình mặc hôm gây án.

Theo kháng nghị, viện kiểm sát tối cao cho rằng biên bản khám nghiệm tử thi cho thấy vết thương không phù hợp với việc Hải đánh bằng tay chân như bản án đã tuyên. Chiếc ghế inoxx được thu giữ không liên quan tới vụ án vì có mã số khác chiếc ghế trong biên bản khám hiện trường; cơ quan điều tra ở Long An không thu thập chứng cứ như chiếc thớt hung khí; con dao gây án đã bị đốt, phải mua một dao khác thay vào. Tại phiên giám đốc thẩm, đại diện HĐTP yêu cầu giải thích lý do không thu giữ được thớt và dao nhưng vẫn kết luận chúng là công cụ gây án.

Đại diện Cơ quan điều tra trả lời, đây là vụ án truy xét, quá trình khám nghiệm không tìm ra con dao vì sau khi giết người Hải rửa sạch rồi cất kỹ. Khi bàn giao lại hiện trường, nhân viên bưu điện phát hiện được con dao này nhưng lại đem đốt.

Cũng theo điều tra viên, trong quá trình điều tra đã tập trung truy tìm vật sắc nhọn vì vết thương ở cổ nạn nhân nên không để ý tới thớt và ghế. Sau khi bị bắt, Hồ Duy Hải khai rửa sạch dao và dấu vào vách tường, không phải người gây án sẽ không biết được chi tiết này. Điều tra viên cũng thừa nhận sơ suất khi không cho Hải vẽ lại dao, thớt hung khí.

Tiếp đến, hồ sơ vụ án thể hiện khi khám nghiệm hiện trường, phía điều tra phát hiện một dao khác nhưng không thu giữ; con dao này cũng bị đốt và không thấy phần lưỡi ở đống tro.

Về việc này, điều tra viên cho biết do thấy dao không dính máu nên bỏ đi, sau đó cũng bị thu dọn để đốt và có thể đã bị “ve chai” nhặt mất phần lưỡi. Tòa án cũng hỏi việc mua dao, thớt ở chợ để coi là công vụ phạm tội sẽ căn cứ vào quy định nào? Điều tra viên giải thích việc mua dao, thớt chỉ để nhận dạng đồng thời để chứng minh lời khai của Hải; phía điều tra không coi đây là công cụ gây án.

HĐTP cũng yêu cầu làm rõ tàn tro thu được tại nhà của Hồ Duy Hải thể hiện việc sau khi gây án, Hải đã đốt bỏ quần áo vật dụng có liên quan vụ án.

Tuy nhiên, kháng nghị của Viện KSND tối cao cho rằng tàn tro này chưa có giá trị chứng minh vì người nhà khai Hải có thói quen đốt quần áo cũ. Điều tra viên phản bác quan điểm này và khẳng định, sau khi Hải khai đã đốt quần áo mặc hôm gây án, công an đã khám xét, phát hiện 2 đống tàn tro, trong có vật dụng còn cháy dở gồm vải và nhựa. Khi đó, Hồ Duy Hải xác nhận đó là dây lưng và quần áo của mình cháy dở.

Dự kiến, chiều 8/5, HĐTP sẽ ra quyết định giám đốc thẩm.

Nguồn: [Link nguồn]

Không có nhân chứng thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường

Đại điện VKS Tối cao đề nghị thực nghiệm lại hiện trường để tính thời gian Hải có mặt ở tiệm cầm đồ, đi trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo X.A ([Tên nguồn])
Kỳ án tử tù Hồ Duy Hải Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN