Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút đơn kháng cáo, vắng mặt tại tòa

Từng có đơn kháng cáo sau khi bị tuyên hình phạt chung thân nhưng bị cáo Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút kháng cáo, vắng mặt tại phiên tòa sáng nay.

Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút đơn kháng cáo, vắng mặt tại tòa - 1

Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo.

Sáng nay (7/5), Tòa án Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm theo kháng cáo của 15/22 bị cáo người trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) khi đầu tư vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Phiên tòa phúc thẩm do Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn làm chủ tọa, dự kiến kéo dài trong 10 ngày. Nhiều phóng viên các cơ quan báo chí đã tới TAND Tối cao đưa tin về phiên tòa được bố trí ngồi ở phòng riêng dưới tầng 1.

Phiên tòa vừa bắt đầu, thư ký HĐXX thông báo, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã xin rút kháng cáo trước phiên tòa phúc thẩm này. Tòa án Cấp cao đã chấp nhận đơn xin rút kháng cáo, bị cáo Thanh không có mặt tại phiên tòa.

Sau đó, HĐXX kiểm tra căn cước với các bị cáo, cựu Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng là người đầu tiên khai căn cước. Bị cáo Thăng hôm nay mặc áo kẻ xanh trả lời rõ ràng các câu hỏi của chủ tọa phiên tòa.

Trước đó, hồi tháng 1, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 22 bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và “Tham ô tài sản” xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt mức án 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 14 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tù chung thân về tội “Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là tù chung thân.

Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút đơn kháng cáo, vắng mặt tại tòa - 2

Bị cáo Đinh La Thăng.

Sau đó, 15 trong số 22 bị cáo gửi đơn kháng cáo. Bị cáo Đinh La Thăng kháng cáo cho rằng, bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi trách nhiệm của bị cáo và đề nghị Tòa án phúc thẩm xem xét lại tội danh, hình phạt và mức liên đới bồi thường trách nhiệm dân sự đối với mình.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh kháng cáo kêu oan, cho rằng mình không tham gia vào các hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và “Tham ô tài sản” như bản án sơ thẩm (ngày 22/1) đã tuyên. Bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại cả hai tội danh nói trên và xem xét lại toàn bộ trách nhiệm hình sự, dân sự cho mình.

Cơ quan tố tụng xác định trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng một số bị cáo khác lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng một số bị cáo trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Con trai Trịnh Xuân Thanh kháng cáo ”đòi' biệt thự, xe hơi

Có 15/22 bị cáo trong vụ án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 cùng một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gửi đơn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Tuấn ([Tên nguồn])
Vụ Trịnh Xuân Thanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN