Tiểu thư giàu có hóa sát nhân từ cuộc tình bất chính: Phiên tòa gay cấn

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Hai năm kể từ cái chết của Betty Jeanne Solomon, phiên tòa xét xử chính thức diễn ra vào ngày 14/1/1991. Vụ án liên quan tới cô con gái xinh đẹp của vị triệu phú nổi tiếng đã được dư luận đặc biệt quan tâm.

Trong phiên tòa xét xử, Carolyn Warmus xuất hiện với một chiếc váy đắt tiền, siêu ngắn và gợi cảm khiến cho những người có mặt đều cảm thấy bối rối. Người ta nghĩ cô đang là nhân vật chính tại một sự kiện thời trang hơn là bị cáo của một vụ án mạng. Hình ảnh ấy đã xuất hiện liên tục trên các tờ báo trong nhiều tháng liền. Là một người phụ nữ giàu có, xinh đẹp, học thức nhưng chỉ vì mối tình sai lầm của mình mà cô sẵn sàng làm bất cứ điều gì, ngay cả việc giết vợ của người tình.

Phiên tòa thứ nhất

Tại phiên tòa, công tố viên James McCarty đưa ra những bằng chứng buộc tội Carolyn Warmus chính là hung thủ sát hại Betty, bao gồm mối quan hệ của Paul Solomon và Carolyn, việc Carolyn liên lạc với thám tử Praco để mua một khẩu súng, việc Carolyn đánh cắp giấy tờ cá nhân của người bạn để mua đạn…. Đáp lại những lời buộc tội đó, luật sư của Carolyn là David Lewis cũng đã chỉ ra những lỗ hổng trong lời cáo buộc.

 Đời sống riêng của Paul Solomon với những mối quan hệ ngoài hôn nhân đã khiến cho mọi sự chú ý dồn vào anh.

 Đời sống riêng của Paul Solomon với những mối quan hệ ngoài hôn nhân đã khiến cho mọi sự chú ý dồn vào anh.

Ngày 7/2/1991, Paul Solomon ra trước tòa làm chứng. Luật sư Lewis đã tập trung vào những lời khai của Paul. Đời sống riêng của Paul với những mối quan hệ ngoài hôn nhân đã khiến cho mọi sự chú ý dồn vào anh thay vì Carolyn. Paul khẳng định anh không hề có ý định chia tay Betty để đến với Carolyn. Dù vậy, trong con mắt của nhiều người trong phiên tòa lúc đó, Paul là người đàn ông lăng nhăng và điều này có thể là động cơ giết vợ.

Xuất hiện với tư cách nhân chứng còn có thám tử Vincent Parco. Theo Praco, Carolyn đã nhiều lần nhờ anh mua một khẩu súng. Carolyn giải thích vì thời gian đó khu vực Carolyn đang ở xảy ra hàng loạt vụ trộm cắp nên cần có vũ khí để tự vệ.

Linda Vian, nhân viên tổng đài tiếp nhận cuộc điện thoại từ nhà Paul vào thời điểm xảy ra án mạng cũng có mặt tại phiên tòa. Theo lời khai của Viana, cuộc điện thoại được gọi tới lúc 19h15, giọng một người phụ nữ hét lên trong điện thoại thông báo có ai đó muốn giết cô.

Cuộc gọi được thực hiện lúc 19h15. Trong khi đó, khi cảnh sát tới hiện trường đã thấy điện thoại được đặt gần bàn ăn trong phòng ăn đã bị rút dây còn Betty bị bắn và nằm gục trong phòng khách, trên tấm thảm có nhiều vết máu. Gần nơi đặt điện thoại không có vết máu nào.

Công tố viên McCarty đưa ra thắc mắc của mình, nếu Betty thực hiện cuộc gọi khi bị tấn công như thông tin nhân viên trực tổng đài cung cấp thì chắc chắn phải có vết máu trong phòng bếp. Thêm vào đó chiếc điện thoại nhà Paul là loại điện thoại quay số thì cần phải có thời gian mới thực hiện được cuộc gọi. Tại sao kẻ giết người lại để Betty có đủ thời gian để thực hiện cuộc gọi.

Một giả thuyết được đặt ra là người thực hiện cuộc gọi từ nhà Betty cũng chính là Carolyn. Carlyn là người chủ động hẹn Paul, cô ta biết chắc chắn thời điểm đó Paul sẽ không có ở nhà. Nếu Carolyn thực hiện hành vi vào thời điểm đó, chắc chắn Paul sẽ có chứng cứ ngoại phạm và cô cũng vậy.

Liisa Kattai, người phụ nữ bị đánh cắp giấy tờ cũng có mặt tại phiên tòa. Cô khẳng định mình không đến cửa hàng bán súng đạn ở NewJersey. Giấy tờ cá nhân của cô đã bị mất vào thời gian cô quen với Carolyn. Kattai chỉ nói rằng giấy tờ của mình bị mất chứ không khẳng định Carolyn có lấy nó hay không.

Bằng chứng giả mạo

Bằng chứng thuyết phục nhất để có thể buộc tội Carolyn là cuộc điện thoại được thực hiện từ nhà cô đến cửa hàng bán súng đạn lúc 15h02 này 15/1/1989.  Cuộc điện thoại kéo dài 5 phút.

Carolyn Warmus tại tòa.

Carolyn Warmus tại tòa.

Luật sư Lewis phản đối điều đó, ông đã cung cấp một hóa đơn điện thoại khác, không có cuộc gọi nào được gọi vào lúc 15h02 ngày 15/1/1989 nhưng lại có một cuộc gọi khác vào lúc 18h44. Theo đó, nếu Carolyn thực hiện cuộc gọi này, cô sẽ không có đủ thời gian đến đến Westchester giết Betty lúc 19h15.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại cuốn băng lưu lại những cuộc điện thoại từ tổng đài, cảnh sát đã xác minh được chính Carolyn đã gọi đến cửa hàng bán súng đạn. Cuối cùng, công tố viên cho rằng bằng chứng Lewis đưa ra là giả mạo.

Rất nhiều tranh cãi xung quanh việc đưa ra phán quyết cuối cùng. Phiên tòa tạm thời được lùi lại để điều tra thêm.

Một năm sau đó, phiên tòa thứ hai được mở. Công tố viên McCarty đã trình bày những bằng chứng chứng minh phía luật sư của Carolyn đã giả tạo bằng chứng cung cấp trong phiên tòa trước. Ngày 4/2/1991, Carolyn bị buộc tội giả mạo bằng chứng.

Ngày 26/6/1992, Carolyn xuất hiện trước tòa để nhận phán quyết cuối cùng. Theo McCarty, Carolyn đã lên kế hoạch giết Betty từ mùa hè năm 1988 khi cô liên hệ với Parco để hỏi mua một khẩu súng. Chính Carolyn là hung thủ. Bản án cuối cùng dành cho Carolyn là 25 năm tù giam.

(Hết)

---------------------------

Mời quý vị đón đọc kỳ tiếp theo của loạt bài Kỳ án thế giới vào 4h00 ngày 5/6 trên mục Pháp luật. 

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Nguồn: [Link nguồn]

Tiểu thư giàu có hóa sát nhân từ cuộc tình bất chính: Sự thật phơi bày

Để không bị nghi ngờ và dễ dàng gặp gỡ người tình, cô tiểu thư xinh đẹp đã đảm nhận vai trò như một người bạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đàm Anh (Theo Murderpedia) ([Tên nguồn])
Tiểu thư giàu có hóa sát nhân từ cuộc tình bất chính Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN