Giả mạo là con, cháu của lãnh đạo, lừa đảo, chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

Sử dụng các tài liệu giả của Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc giải ngân nguồn vốn an sinh xã hội, Vũ Thị Hương Lan (SN 1982, ở tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã chiếm đoạt 16 tỷ đồng của nhiều bị hại.

Ngày 28/4, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị truy tố Lan về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lật tẩy mánh khoé tinh vi của siêu lừa

Vũ Thị Hương Lan sinh ra trong một gia đình cơ bản tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Học hết cấp 3, Lan theo học tại trường Trung cấp kế toán Hạ Long, sau đó làm việc tại Xí nghiệp bia Hạ Long, rồi làm tại một chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Quảng Ninh. Cuộc đời của Lan bước sang một ngã rẽ khác khi gia đình chị ta lâm vào cảnh sa sút… Sau đó, Lan cũng bỏ chồng rồi theo gia đình lên Hà Nội sinh sống.

Đối tượng Vũ Thị Hương Lan.

Đối tượng Vũ Thị Hương Lan.

Khoảng năm 2015, qua các mối quan hệ xã hội, Lan quen người đàn ông tên Nghĩa (Lan không rõ địa chỉ, thông tin lai lịch). Quá trình đi cùng người đàn ông này, Lan được gặp gỡ, tiếp xúc một số doanh nghiệp. Và qua các lần đi cùng, Lan thấy người này thường cho các doanh nghiệp xem một số văn bản của cơ quan nhà nước về chủ trương giải ngân nguồn vốn an sinh xã hội cho các doanh nghiệp. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng, đưa tiền cho Nghĩa để “xử lý” cho doanh nghiệp được vay vốn.

Khoảng năm 2018, Lan quen biết người đàn ông khác tên Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh và thuê Đức làm giả con dấu, tài liệu của một đồng chí lãnh đạo; của một số Bộ. Sau đó, theo mẫu yêu cầu của Lan, Đức đã chuyển cho Lan con dấu giả của một cơ quan thuộc Chính phủ và được trả công là 8 triệu đồng.

Về các tài liệu giả của Chính phủ và đơn vị có liên quan, Lan đã trực tiếp soạn thảo các văn bản có nội dung giả mạo, thể hiện việc duyệt tiền giải ngân cho các doanh nghiệp và giao cho Lan là người trực tiếp quản lý nguồn tiền an sinh xã hội của Chính phủ. Sau đó, Lan gửi các tài liệu giả trên qua email và ứng dụng mạng xã hội để đối tượng Đức căn chỉnh, in các tài liệu do Lan gửi, ký giả chữ ký, làm giả hình mẫu dấu của lãnh đạo các cơ quan trên. Tài liệu giả được chuyển qua đường chuyển phát nhanh; Đức được Lan trả cho từ 1,5 đến 3 triệu đồng/1 tài liệu giả.

Sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo

Để thực hiện mục đích của mình, quá trình gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân, doanh nghiệp, Lan tự giới thiệu là cán bộ Nhà nước, cháu họ một đồng chí lãnh đạo, là đại diện chủ nguồn vốn an sinh xã hội của Chính phủ, đại diện chủ đầu tư dự án.

Không dừng lại ở đó, đối tượng còn dùng các thủ đoạn gian dối rất tinh vi như thường bố trí các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các cá nhân, doanh nghiệp tại một địa điểm ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Từ đó, nhiều người cứ tin rằng Lan là cán bộ của đơn vị này.

Sau khi các nạn nhân đã tin tưởng, Lan cho họ xem các tài liệu được làm giả trước đó gồm quyết định phê duyệt có hình dấu đỏ với nội dung đồng ý và phê duyệt cho Lan quản lý nguồn tiền an sinh xã hội; quyết định giải ngân với nội dung đồng ý phê duyệt giải ngân cho doanh nghiệp; thông báo lệnh giải ngân, chữ ký đề tên của lãnh đạo với nội dung giải ngân…

Sau đó, Lan hứa hẹn sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn an sinh xã hội của Chính phủ từ 500 tỷ đến 12 nghìn tỷ đồng, với lãi suất từ 0,1-3 % năm để thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Để vay được nguồn tiền trên, Lan yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải chuyển số tiền đặt cọc là 1,8 tỷ đồng. Lan thoả thuận với người bị hại, số tiền đặt cọc này sẽ được khấu trừ khi có thông báo, quyết định giải ngân của Chính phủ, Bộ Tài chính.

Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an còn xác định, thông qua việc sử dụng tài liệu giả của Chính phủ trong việc chỉ định thầu Khu nghỉ dưỡng sinh thái quốc tế EaTam, tại phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là dự án EaTam), Lan đã chiếm đoạt 210 triệu đồng của ông Nguyễn Xuân H và 2,5 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Ng, Chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty.

Để tạo niềm tin cho ông H, sau khi đưa ra các thông tin sai sự thật về nhân thân, việc có nguồn vốn và đang cần tìm nhà đầu tư, Lan còn đưa ông H đến khu đất Dự án EaTam; gửi ảnh chụp qua Zalo cho ông  xem các giấy tờ gồm giấy phép xây dựng số 15/GPXD ngày 28/2/2019 của UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cấp cho Công ty Từ Nguyên được phép xây dựng Dự án EaTam; Thông báo số 25/2018/TB-NHNN ngày 10/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, về việc giải ngân nguồn vốn đầu tư từ Tập đoàn JESC Hoa Kỳ cho Dự án EaTam, với số tiền là 3.800 tỷ đồng và giao cho bà Lan tiếp nhận nguồn vốn phục vụ giải ngân cho dự án...

Tuy nhiên, khi Lan đề nghị ứng trước tiền để lo các thủ tục đặt cọc, tạm ứng cho Dự án EaTam và chuyển tiền cho Lan để tiếp khách phục vụ cho dự án, ông Nguyễn Xuân H và vợ là bà Trần Thị Bích L chỉ chuyển cho đối tượng 210 triệu đồng.

Sau đó, ông H còn tích cực đi tìm các nhà thầu. Tháng 5/2019, qua các mối quan hệ xã hội, ông H quen biết với ông Hoàng Văn Kh (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) và giới thiệu về dự án do Lan gửi. 

Tiếp đó, Lan đề nghị ông H đứng tên một công ty làm đại diện cho chủ đầu tư để cùng ký kết với nhà thầu thực hiện dự án, ông H đã thông qua ông Kh gặp ông Lưu Nhân T, Giám đốc Công ty T. B, đặt vấn đề mua lại Công ty T.B. Trong thời gian chờ làm thủ tục chuyển nhượng, Lan đề nghị ông H đứng tên Công ty làm đại diện cho chủ đầu tư, ông H. đồng ý. Trong quá trình này, ông T. không được ông H trao đổi về Dự án EaTam và không biết ông H. sử dụng con dấu của Công ty T.B vào việc gì. Thời gian sau đó, do ông H không chuyển tiền để làm thủ tục chuyển nhượng công ty nên tháng 9/2019, ông T yêu cầu và ông H đã trả lại con dấu Công ty cho ông T.

Đến tháng 6/2019, ông Kh trao đổi với ông H về việc Công ty A.B do ông Nguyễn Đình Ng là Chủ tịch HĐQT có nhu cầu tham gia thi công Dự án EaTam. Sau đó, trên cơ sở tin tưởng các giấy uỷ quyền của Công ty Từ Nguyên cho Công ty T.B do Lan cung cấp, ông H đã trao đổi cho ông Ng về việc Dự án Ea Tam đã có nguồn vốn Chính phủ và được giao cho bà Lan tiếp nhận và giải ngân. Lan sẽ giúp làm hồ sơ, thủ tục chỉ định thầu và giải ngân nguồn vốn cho doanh nghiệp, với điều kiện phải có tiền đặt cọc. Ông H đồng thời đã cho ông Ng xem các ảnh chụp các giấy tờ mà Lan đã đã gửi trước đó…

Về phần Lan, để chiếm đoạt tiền của người bị hại và trên cơ sở thông tin về Công ty A.B do ông H cùng cấp, đối tượng đã làm giả quyết định chỉ định thầu khu nghỉ dưỡng quốc tế EaTam, có chữ ký giả của một đồng chí lãnh đạo, thể hiện việc Công ty A.B đã nhận dược gói thầu 3.800 tỷ đồng từ Chính phủ để xây dựng Dự án EaTam.

Tin vào những lời nói của Lan, ngày 26/6/2019, ông Ng đã chuyển cho đối tượng này 2,5 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, Lan đã bỏ trốn. Kết quả điều tra xác định: Tổng số tiền Vũ Thị Hương Lan đã chiếm đoạt của 6 cá nhân, doanh nghiệp là hơn 16 tỷ đồng. Số tiền trên, Lan gửi tiết kiệm tại Vietcombank, SHB, mua trái phiếu và tiêu dùng các nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Người phụ nữ rơi vào mê trận ‘đầu tư sinh lời qua mạng’, bị lừa gần 2 tỷ đồng

Đối tượng rủ rê, dụ dỗ tham gia các sàn giao dịch điện tử trên mạng với lãi suất cao, cam kết trả lợi nhuận mỗi ngày cho người tham gia. Ban đầu, sàn giao dịch sẽ để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN