Cái chết của hai người đàn ông xấu số (Kỳ 2)

Các nghiệp vụ giám định pháp y đã được thực hiện dựa trên những dấu vết thu được tại hiện trường. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra vẫn chưa có được điều họ mong muốn.

Tất cả những nơi có dấu hiệu bị lục lọi đều có vết máu. Một vết màu dài từ phòng khách, dọc theo bức tường đến tận phòng tắm.

“Chúng tội hi vọng vào một kết quả khả quan sau khi giám định vết máu tại hiện trường. Chắc chắn sẽ có vết máu của hung thủ”, Thám tử John Thacker hi vọng có thể dựa vào những vết máu tại hiện trường để xác định nghi can của vụ án này. Đây chính là bằng chứng pháp y quan trọng trong quá trình điều tra.

Trong ngôi nhà, duy nhất phòng bếp không có dấu hiệu bất thường nào.

Hiện trường vụ án được chụp lại một cách cẩn thận, vị trí tất cả các đồ đạc được giữ nguyên. Sau khi quan sát kỹ hiện trường, các chuyên gia tiến hành lấy giấu vân tay trên các đồ vật liên quan. Nhưng dấu vân tay rõ nhất có thể là dấu vân tay mới của kẻ đột nhập. Họ hi vọng hung thủ đột nhập không dùng găng tay để che đậy dấu vân tay của mình. Sẽ thuận lợi cho quá trình điều tra nếu điều họ hi vọng là đúng.

Có khoảng 30 mẫu vân tay thu thập tại hiện trường, chúng nhanh chóng được gửi đi phân tích. Dấu vân tay của nạn nhân và những thành viên trong gia đình cũng sẽ được phân tích để so sánh.

Trong khoảng 1 thế kỷ trở lại đây, dấu vân tay là một trong những bằng chứng tốt nhất để xác định danh tính tội phạm.

Mỗi người một cấu tạo dấu vân tay khác nhau. Trước kia, việc đối chiếu đấu vân tay được làm khá thủ công và mất nhiều thời gian. Từ năm 1972, dấu vân tay đã được so sánh và đối chiếu thông qua hệ thống dữ liệu trong máy tính. Nhiều hệ thống nhận dạng vân tay tự động đượ xây dựng tại nhiều thành phố, FBI cũng đã mở Trung tâm Thông tin Quốc gia phòng chống tội phạm với mục đích giải quyết nhanh việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị thực thi pháp luật.  Họ giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn hóa dấu vân tay.

Với máy tính công nghệ cao và hệ thống kỹ số mã hóa, chưa đầy một giây, máy tính có thể so sánh đối chiếu hơn nửa triệu dấu vân tay và cho ra kết quả những dấu vân tay phù hợp nhất với mẫu đối chiếu. Việc của các giám định viên là nghiên cứu kỹ các kết quả để đưa ra kết luận cuối cùng và chính xác nhất.

Cái chết của hai người đàn ông xấu số (Kỳ 2) - 1

Giám định dấu vân tay

Trong vụ án này, nhiều mẫu vân tay được thu thập và chuyển đi giám định, nhưng chỉ có 7 mẫu phù hợp và đạt diêu chuẩn để kiểm tra đối chiếu.

Tuy nhiên, giám định dấu vân tay không phải là biện pháp duy nhất xác định danh tính nghi phạm. Thời điểm đó, một công nghệ mới đã được sử dụng.

Với thiết bị điện từ được dùng trong công nghệ giám định mới này, các chuyên gia có thể thu thập được dấu giày trong căn hộ của Luis. Sau khi loại trừ dấu giày của những người thân, hi vọng tìm ra được dấu giày lạ của nghi phạm. Tuy nhiên, kết quả cũng không giúp ích cho quá trình điều tra.

Như vậy, chứng cứ duy nhất có thể giúp cho quá trình điều tra trong vụ này đó là mẫu máu thu được tại hiện trường.

Hai chuyên gia nghiên cứu tội phạm là Harry KLANN và Patricia Pape đã đến hiện trường để xử lý các bằng chứng. Việc đầu tiên họ làm đó là đảm bảo khu vực hiện trường không bị xáo trộn, sau đó kiểm tra con dao được tìm thấy trong phòng khách.

Họ cũng xem xét các dấu giày được tìm thấy, quần áo hay những đồ vật được phát hiện tại hiện trường.

Từ mấu máu thu được, các chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu AND. Máu trong phòng tắm là của hung thủ, không phải của nạn nhân.

Sợi dây loa quấn quanh cổ nạn nhân cũng là một bằng chứng quan trọng. Có thể xác định được DNA của hung thủ thông qua mẫu mồ hôi tay để lại trên sợi dây.

Theo kết luận, nạn nhân đã chết trước khi cảnh sát có mặt ít nhất 24 giờ.

Bên cạnh những dấu vết tại hiện trường, ảnh sát cũng tiến hành điều tra các mối quan hệ của Luis trong thời gian gần đây để cố gắng xác định xem liệu Luis có kẻ thù nào không. Lần cuối cùng Luis được nhìn thấy là khi nào?

Vợ Luis, Isabel không có mặt tại nhà khi chị gái mình phát hiện ra mọi chuyện. Isabel đang đi thăm những người bạn của mình ở phía Nam Carolina. Cô vắng nhà từ ngày 1/ 4.

Theo lời khai của Isabel, trước hôm phát hiện ra Luis đã chết, ngày mùng 5 cô có gọi điện về nhà nhiều lần nhưng không thấy Luis nghe máy. Cảm thấy có điều bất an, Isabel đã dặt vé mày bay quay trở về ngày mùng 6. Ngay tại sân bay, Isabel vẫn cố gắng gọi điện nhưng không được.

2h chiều, Isabel đã có mặt ở Garfield, cô gọi điện tới nơi làm việc của Luis thì nhận được thông tin hai ngày hôm này Luis không đi làm.

Trở về nhà, Isabel đã thấy chị gái mình ở đó và phát hiện Luis đã chết. Cảnh sát đã được thông báo để có mặt tại hiện trường.

Liệu cảnh sát có thể tìm ra nghi phạm thông qua các bằng chứng? Lời khai của Isabel có đáng tin? Mời các bạn đón đọc Cái chết của hai người đàn ông xấu số (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM 18/03/2014. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Cái chết của hai người đàn ông xấu số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN