12 mục tiêu tài chính bạn cần làm trước tuổi 30

12 mục tiêu tài chính dưới đây bạn nên đạt được trước khi bạn 30 tuổi. Qua các mục tiêu này, bạn sẽ phải thiết lập nền tảng cho một cuộc “an ninh tài chính” và độc lập cho phần còn lại cho cuộc sống của bạn.

Biết tài chính của mình đang ở mức nào

Tagene Brown-McBean từng nói "Khi nói đến tiền bạc và rất nhiều điều khác trong cuộc sống, sự hiểu biết, điểm yếu và điểm mạnh của bạn có thể giúp bạn trong các kế hoạch cho tương lai"

Điều này không giống như một mục tiêu tài chính, tuy nhiên nó là chìa khóa thành công của bạn trong việc đạt được mục tiêu tài chính. Bạn cần phải biết giá trị và niềm tin của bạn vào các khoản tiền.

Mục tiêu tài chính của bạn là gì? Bạn có nhiều tiền chi tiêu cho niềm vui hay không ? Bạn có thói quen tiết kiệm tốt không ? Khi bạn nhìn thấy một cái gì đó bạn thực sự muốn mua, bạn có biện minh cho chính mình rằng bạn xứng đáng với nó mặc dù bạn không thể đủ khả năng mua đó ?

Bạn hãy suy nghĩ các câu hỏi trên và nên quyết định xem bạn có đủ khát vọng và động lực để theo đuổi các mục tiêu tài chính trước khi bạn 30 tuổi.

Không nên đặt mục tiêu tài chính quá cao

"Nếu bạn không chuẩn bị là bạn đang có kế hoạch để thất bại" Benjamin Franklin

Khi bạn đã hiểu tài chính của mình đang nằm ở mức nào, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch tài chính trong tương lai.

Bạn hãy viết ra những mục tiêu tài chính của bạn từ ngắn hạn, trung và mục tiêu dài hạn.

Các khung thời gian bạn đặt cho các mục tiêu này cần được phù hợp với nguồn tài chính của bạn.

Mục tiêu tài chính này cần phải được thực hiện có kỷ luật và tập trung. Tìm hiểu làm thế nào để mục tiêu tài chính của bạn được liên kết với bạn.

Nếu bạn không dành thời gian để lập một kế hoạch tài chính thực hiện vào thời gian bạn đạt đến tuổi 30, tỷ lệ thất bại của bạn sẽ tăng lên.

Ngừng chi quá tay

Mua một cái gì đó không phải là vấn đề, thế nhưng từ bỏ những thói quen xấu liên quan đến việc chi tiêu thì bạn sẽ có nguồn tài chính khoa học hơn.

Không phải bạn phải ngừng tận hưởng những điều tốt đẹp và chi tiêu tiền cho nó. Bạn chỉ nên chi tiêu tiền vào những thứ làm cho bạn cảm thấy tốt. Chỉ cần bạn chi tiêu thực tế.

Đăng ký ứng dụng để theo dõi chi phí của bạn

Nếu bạn đang ở trong độ tuổi 20 và bạn có một suy nghĩ tiêu cực về tiết kiệm hoặc không có động lực để theo dõi chi phí hàng ngày, bạn cần phải thay đổi ngay bây giờ.

Có một số ứng dụng chuyên về quản lý tài chính cá nhân tuyệt vời mà bạn có thể tải về. Các ứng dụng này cho phép bạn giám sát ngân sách và chi phí tiêu xài của bạn một cách dễ dàng và không căng thẳng.

Lập quỹ dự phòng khẩn cấp

Cuộc sống đầy những biến động không lường trước được. Đó là lý do tại sao bạn cần có một quỹ dự phòng cho những trường hợp như vậy. Số tiền này có thể thay đổi tùy theo tình hình cụ thể. Tuy nhiên, trung bình trước tuổi 30, quỹ của bạn nên có từ 3 tới 9 tháng lương.

Đàm phán tăng lương

Bạn không thể chỉ ngồi một chỗ và mong chờ lương thưởng của mình cứ thế tăng lên được. Kể cả khi sếp nhận thấy bạn đang làm việc chăm chỉ và hiệu quả, cũng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trả nhiều tiền hơn. Hãy tự biết đòi hỏi quyền lợi của mình.

Đây là vấn đề tế nhị. Bởi vậy, bạn cần nghiên cứu thật kỹ cách "vào đề" cũng như hiểu rõ giá trị bản thân để buổi đàm phán có thể xuôi chèo mát mái.

Dành ra ít nhất 10% thu nhập để vào tài khoản tiết kiệm khi về hưu

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu lập tài khoản hưu trí cả. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tiết kiệm là khi bạn đang ở độ tuổi 20.

Khi mới đi làm, 10% lương có thể là con số quá lớn. Tuy nhiên, bạn nên lấy đó làm mục tiêu khi đã 30 tuổi. Hãy tập thói quen tăng dần số tiền hàng tháng đưa vào tài khoản hưu trí, có thể là tăng 6 tháng một lần hoặc vào mỗi dịp cuối năm khi bạn được tăng lương.

Đặt mục tiêu làm giàu

Tiền không sẵn như vỏ hến đâu. Mà bạn phải tự làm ra nó. Nếu muốn giàu có, hãy đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng trước khi lên kế hoạch tài chính để đạt được đó.

Hãy suy nghĩ thực tế khi đặt kế hoạch. Nhưng cũng đừng ngại mơ lớn và thử thách bản thân. Người giàu luôn đặt kỳ vọng cao và cực kỳ tin tưởng vào chính mình.

Kiểm soát chi tiêu

Tới tuổi 30, bạn bắt buộc phải nắm rõ mình kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu. Ngoài việc chắc chắn rằng mình chi tiêu ít hơn thu nhập, bạn còn phải biết mình có đang tiết kiệm đủ cho khi về hưu hay không, hoặc liệu có cách nào nhằm tăng thu giảm chi không.

Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ghi lại vào sổ, hoặc dùng ứng dụng quản lý các khoản chi tiêu.

Kiếm nghề tay trái

Những người giàu có và thành công nhất luôn tìm cách để có nhiều nguồn thu nhâp. Bạn có rất nhiều cơ hội làm thêm, điển hình là kinh doanh riêng - lựa chọn của hầu hết người giàu.

Đầu tư kiếm lời

Thường thì người ta có xu hướng chỉ đầu tư khi tài chính đã ổn định. Nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên làm việc này càng sớm càng tốt, coi đầu tư như một công cụ nhằm tăng lượng tiền tiết kiệm khi về già. Dĩ nhiên, hãy đầu tư vào một cái gì đó khác tài khoản hưu trí của bạn.

Đầu tư vào bản thân

Người giàu và thành công không bao giờ để cho não mình được nghỉ ngơi. Họ luôn tìm cách học hỏi kể cả khi không còn tới trường nữa.

Bạn có thể học bằng nhiều cách, từ đăng ký các khóa học bên ngoài, tham dự hội thảo khoa học hoặc đơn giản là đọc sách. Cũng đừng quên đầu tư cho sức khỏe của mình, như tập thể dục chẳng hạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN