Gặp người đạp xe 50km, vay tiền làm lộ phí đi hiến máu

Sự kiện: Tin ngắn

Gia đình bệnh nhân được nhận máu từ ông Dũng xúc động vì nghĩa cử cao đẹp, nằng nặc đòi hậu tạ nhưng ông từ chối.

Gặp người đạp xe 50km, vay tiền làm lộ phí đi hiến máu - 1

Ông Trần Nguyên Dũng luôn sẵn lòng hiến máu cứu người

Theo ghi nhận của Trung tâm truyền máu- Huyết học TP.HCM, tính đến ngày 12/6/2017, ông Trần Nguyên Dũng (49 tuổi, TP.HCM) đã có tổng cộng 61 lần hiến máu nhân đạo Trong đó, có những làn ông phải lên Trung tâm hiến máu lúc nửa đêm và thậm chí phải đạp xe đi hiến máu.

Có một kỷ niệm khiến ông Dũng nhớ mãi là lần bỏ công việc để đạp xe đạp từ Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) lên BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) thử máu và hôm sau lại tiếp tục đạp xe lên để truyền máu trực tiếp cho một bệnh nhi bị bệnh tim.

Ca mổ diễn ra thành công tốt đẹp, hiện cậu bé ngày ấy đã là thanh niên. Cảm nhận được ý nghĩa cứu người của việc hiến máu, ông hăng hái đăng ký đội hiến máu tình nguyện của thành phố.

“Gia đình bệnh nhân xúc động vì nghĩa cử của ông nằng nặc đòi hậu tạ nhưng tôi từ chối và tặng lại phần quà mình được nhận cho gia đình họ”, ông Dũng kể.

Từ đó trở đi, ông Dũng hiến máu thường xuyên (3 tháng/lần). Có lần ông Dũng mới hiến được hơn 1 tháng, ông đã muốn đi tiếp nên ông đến trường của con trai để xin hiến máu.

Cũng là một trong những người nằm trong danh sách đại biểu tham dự tôn vinh 100 người hiến máu Việt Nam năm 2017.

Chia sẻ với PV, anh Phạm Nguyễn Hồng Châu (Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết, trong tổng số 36 lần hiến máu của anh, có 7 lần anh trực tiếp được đến tận nơi người bệnh cần máu để hiến trực tiếp.

“Có những lúc đang ngủ giữa đêm khuya, hoặc đang ngồi ăn dở bát cơm, nhưng nhận được thông báo có người cần máu là tôi tức tốc lên đường”, anh Châu chia sẻ.

Đối với anh Châu, việc cứu người là vô cùng quan trọng, mà khi đại diện Ngân hàng máu sống đã gọi mình đến hiến trực tiếp cho người bệnh thì tình thế càng nguy cấp hơn, chính vì thế mọi việc mình đang làm dở dang đều dừng lại để cứu người.

Anh Châu kể: “Trong những lần hiến máu của tôi, kỷ niệm đáng nhớ của đó là một đêm tháng 6 năm 2008, khi đó Ngân hàng máu sống ở Quảng Nam có gọi điện cho tôi tới hiến máu cứu một sản phụ sinh non nguy kịch. Khi đó không hề biết sản phụ đó là ai, bệnh tình như thế nà tôi một mạch chạy đến thẳng bệnh viện để hiến máu ngay lập tức. Sau khi hiến máu xong tôi đi về nhà và sau này khi được mọi người thông báo, nhờ máu của tôi mà cả hai mẹ con được cứu sống. Qủa thực lúc đó tôi rất vui và hạnh phúc”.

Anh Châu “kết duyên” với việc hiến máu cứu người từ năm 2005, sau khi bị tai nạn suýt mất mạng. “Năm 2005, tôi bị tai nạn nặng phải nhập viện cấp cứu, khi đó gia đình tôi rất nghèo, phải bán mọi thứ để chữa bệnh cho tôi, thậm chí dân làng cũng góp đủ mọi vật chất có thể để giúp gia đình tôi.

Sự đóng góp của mọi người đều rất đáng quý và đáng trân trọng, nhưng khi đó cái quý giá nhất chính là những giọt máu hồng của những người không quen biết, những giọt máu đấy đã giúp tôi giữ lại mạng sống này”, anh Châu nói.

Cũng từ sau vụ tai nạn đó, anh Châu luôn đau đáu một suy nghĩ, đó là phải hiến máu để cứu người, hiến máu để trả nợ cho đời và cho xã hội.

Một nhân vật vô cùng đặc biệt trong ngày tôn vinh người hiến máu đó là ông Floris Langendam (người Hà Lan, 68 tuổi). Đến nay, ông Floris Langendam đã hiến máu 580 lần.

Ông Floris Langendam chia sẻ, lần đầu tiên hiến vào năm 1971, lúc đầu ông hiến máu toàn phần như bao người khác, nhưng sau đó ông thực hiện theo một dự án thí điểm của ngành y tế và những lần hiến sau này đa phần là hiến huyết tương.

“Sau hơn 40 năm, với 580 lần hiến máu tôi vẫn thấy sức khỏe của bình thường và tôi sẽ hiến máu cứu người cho đến khi nào họ không lấy máu của tôi nữa thì thôi” ông Floris Langendam chia sẻ.

Chuyện những người hiến máu như “cơm bữa”

“Năm 2012, trong một lần đến thăm những bệnh nhi tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, tôi thấy nhiều người bằng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN