Hypebeast: Trào lưu của giới trẻ có tiền và cái gai trong mắt giới thời trang

Hypebeast đang nhận phải những phản ứng trái chiều và chỉ trích của các chuyên gia thời trang vì sức mua sắm phung phí ngoài sức tưởng tượng.

Khi nhắc tới từ khóa "Hypebeast", những kẻ ngoại đạo của giới thời trang sẽ nghĩ tới hình ảnh những người trẻ với hàng tá món đồ streetwear (thời trang đường phố) có mức giá "trên trời" mà không phải bất kì ai cũng có thể sở hữu. Nhưng chính xác hơn, "Hypebeast" là gì, thế nào thì được gọi là "Hypebeast"?

Các tín đồ thời trang của trào lưu Hypebeast.

Các tín đồ thời trang của trào lưu Hypebeast.

Hypebeast được hiểu là một cộng đồng những người trẻ có sở thích mua sắm, chủ yếu là streetwear, theo xu hướng (trend) mà không có bất kỳ ý niệm gì về những món đồ ấy; mục đích là để thể hiện và nâng cao giá trị của bản thân. Những ví dụ điển hình nhất của trào lưu Hypebeast có thể kể tới những chiếc áo phông logo Supreme, những đôi Tripple S của Balenciaga hay nổi trội nhất là những món đồ đến từ thương hiệu Off-white - ông hoàng của thời trang đường phố tại thời điểm hiện tại…

Blogger Kevin Ma.

Blogger Kevin Ma.

Cụm từ "Hypebeast" xuất hiện phổ biến vào năm 2005 khi blogger Kevin Ma lập ra trang web mang tên "Hypebeast.com" - nơi mà anh thể hiện kiến thức và sở thích về thời trang của bản thân. Từ đó trang web trở nên nổi tiếng trong cộng đồng sneaker head và dần trở thành "kinh thánh thời trang" dành cho các tín đồ Hypebeast. Lội ngược lại dòng lịch sử của thời trang, "Hypebeast" thực đã có từ khoảng cuối những năm của thập niên 90 và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn khi bước vào đầu những năm 2000.

Cùng với sự phát triển của văn hóa hiphop, đặc biệt là trào lưu "sneaker head" (khởi xướng bởi những đôi giày bóng rổ của Michael Jordan), Hypebeast được nhận xét là một trong những nền tảng vững chắc, đưa thời trang đường phố hiện tại trở nên phổ biến và gần gũi hơn với người tiêu dùng. Hypebeast còn gắn liền với tên tuổi của rất nhiều những ngôi sao nổi tiếng như Pharrell hay tiêu biểu nhất là ông hoàng Kanye West khi bắt tay với Adidas và cho ra dòng giày Yeezy, khiến tất cả những "rich kids" đúng nghĩa phải xếp hàng dài cả ngày, thậm chí là cả tuần chỉ để sở hữu được phiên bản giới hạn của đôi giày.

Thời trang đường phố là một điểm nổi bật của trào lưu Hypebeast.

Thời trang đường phố là một điểm nổi bật của trào lưu Hypebeast.

Tuy nhiên, cụm từ "Hypebeast", hay nói một cách chính xác hơn - những người trẻ theo trào lưu Hypebeast, lại nhận được những phản ứng trái chiều và chỉ trích của các chuyên gia thời trang vì sức mua sắm phung phí ngoài sức tưởng tượng: dành cả gia tài của bản thân chỉ để mua những món đồ "hot" theo trào lưu với giá cả đắt tới mức không tưởng.

Còn nhớ vào năm 2016, khi Supreme trở thành thương hiệu đường phố được săn đón nhất tại thời điểm đó, các tín đồ nghiện mua sắm rỉ tai nhau về một… cục gạch với logo của Supreme được khắc lên mình, có giá lên tới 17000 đô la Mỹ và đã cháy hàng chỉ sau vài ngày ra mắt. Một điểm nữa khiến các Hypebeast bị giới thời trang chỉ trích chính là tư tưởng của họ như đã đề cập từ trước: những Hypebeast thường không có một phong cách ăn mặc nhất định, mọi thứ đều nhất thời và không có chính kiến riêng, họ chỉ cần biết món đồ đó được các "thánh Hypebeast" như Kanye West lăng-xê và sẽ bỏ cả núi tiền ra để sở hữu cho bằng được.

trào lưu Hypebeast vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trái chiều.

trào lưu Hypebeast vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trái chiều.

Được miêu tả bằng những từ ngữ tiêu cực, nhưng liệu Hypebeast có thực sự là xấu? Những con số thống kê về mức mua hàng của các tín đồ Hypebeast cho thấy các thương hiệu thời trang đường phố như Nike, adidas, Bape,... có tỉ trọng 72% lợi nhuận đến từ những đôi sneaker, 58% đến từ sản phẩm như áo phông, áo hoodie,... Sức mua của người tiêu dùng và việc chạy theo trend không kiểm soát đã kiếm về cho các ông hoàng streetwear như Off-white cả tỉ đô la chỉ bằng những chiếc áo phông basic in logo của hãng… Thị trường thời trang chuyển mình mạnh mẽ hơn sau cú bắt tay lịch sử giữa LV và Supreme, hàng loạt các thương hiệu thời trang cao cấp mà trước đó trung thành với dòng ready-to-wear hay haute couture cũng dần mở rộng thị trường và tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ hơn.

Giới chuyên gia thời trang cho rằng, các tín đồ của trào lưu Hypebeast đang gây ra sự phung phí trong mua sắm.

Giới chuyên gia thời trang cho rằng, các tín đồ của trào lưu Hypebeast đang gây ra sự phung phí trong mua sắm.

Sức hút đến từ thời trang đường phố cùng với văn hóa Mỹ ngày một gây ảnh hưởng lớn trở thành một trong những công cụ kiếm tiền cho các hãng thời trang xa xỉ khiến cho Hypebeast dần có tiếng nói hơn khi đặt lên bàn cân thời trang. Tuy vẫn chưa thể thoát khỏi định kiến và trở thành một phong cách ăn mặc đúng nghĩa nhưng Hypebeast đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa streetwear lên tầm cao mới, không còn chỉ là một cụm từ chỉ xuất hiện tại tiểu vùng Harlem miền bắc thành phố New York mà giờ đã trải đều trên mặt trận làng mốt và ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời trang của giới thượng lưu.

Nhưng Hypebeast vẫn đang là trào lưu thời trang thịnh hành của giới trẻ thế giới.

Nhưng Hypebeast vẫn đang là trào lưu thời trang thịnh hành của giới trẻ thế giới.

Có lẽ thành công vang dội nhất mà các tín đồ Hypebeast tự hào đó chính là sự bổ nhiệm Virgil Abloh - nhà sáng lập thương hiệu Off-white, vào vị trí giám đốc sáng tạo của mảng thời trang nam tại nhà mốt Louis Vuitton vào năm 2019, thay thế người tiền nhiệm là Kim Jones. Được khai quật bởi Kanye West, thật chẳng có gì lạ khi Virgil Abloh sẽ mang hơi thở thời trang đường phố của mình đến ngai vàng của nhà Louis Vuitton, thay thế sự mực thước và cao cấp trước đó của Kim Jones. Ba BST Menswear đầu tay của Virgil cho Louis Vuitton nhận được những phản hồi tích cực của giới chuyên môn nhưng cũng không thiếu những lời nhận xét tiêu cực về sự mất đi của tính xa xỉ vốn có của thương hiệu. Nhưng điều đó cũng cho thấy sức hút của streetwear đối với thời trang, hay nói cách khác, công sức của các tín đồ Hypebeast trong việc gây dựng tầm ảnh hưởng của mình đối với làng mốt.

Sự cố trang phục dễ gặp vì chọn phụ kiện không vừa vặn

Đây là một sự cố thời trang nghiêm trọng mà rất nhiều người mắc phải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Minh Phú ([Tên nguồn])
Xu hướng thời trang đường phố Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN