Yêu cầu nhân viên quán karaoke đeo thẻ có ngăn được thác loạn?
Nghị định 59/2019 trong đó có quy định các nhân viên phục vụ tại quán karaoke phải đeo biển tên... cần phải có thộng tư hướng dẫn để ngăn biến tướng, thác loạn
Từ ngày 1-9, Nghị định (NĐ) 59/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường sẽ có hiệu lực với người Việt Nam, nước ngoài.
Cần thiết
Theo NĐ 59/2019, việc kinh doanh 2 loại hình trên không được làm phát sinh tệ nạn xã hội, tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác. Phòng karaoke không được hoạt động từ 0 giờ đến 8 giờ; vũ trường không hoạt động từ 2 giờ- 8 giờ và không được phục vụ người dưới 18 tuổi. Đặc biệt với quy định các nhân viên phục vụ tại quán hát, chủ cơ sở phải cung cấp trang phục, biển tên cho họ... đã làm nảy sinh nhiều tranh luận.
Một đại diện của Bộ VH-TT-DL cho hay kinh doanh karaoke là loại hình đặc thù, nhạy cảm, đa số là thanh thiếu niên tham gia và thường sử dụng chất kích thích như rượu, bia... nên hoạt động dịch vụ vũ trường và karaoke được quản lý chặt chẽ hơn là hợp lý. Quy định nhân viên phục vụ mỗi phòng hát chỉ một người, phải đeo thẻ ghi rõ họ tên và mặc trang phục phù hợp…đòi hỏi sự rõ ràng, minh bạch đối với các cơ sở kinh doanh. Chủ các cơ sở này sẽ buộc phải tăng số lượng nhân viên cơ hữu, với mức lương ổn định hàng tháng chứ không thể thuê nhân viên hợp đồng theo giờ/ngày khi có nhu cầu đột biến. Tuy nhiên đại diện này cũng thừa nhận, quy định này có thực hiện được hay không là một vấn đề khi mà chính cán bộ công chức cũng không đeo thẻ khi làm việc?
Nhân viên quán karaoke phải được cung cấp trang phục, biển tên
Ông Tô Văn Động, Giám đốc sở VH-TT Hà Nội cho rằng NĐ 59/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường đã nới lỏng điều kiện kinh doanh, nên để việc kinh doanh karaoke không àm phát sinh tệ nạn xã hội, tội phạm cũng như những hành vi vi phạm pháp luật khác thì cần có những quy định chặt chẽ. "Karaoke lành mạnh thì không có tội tình gì, nhưng nếu chủ quán dùng karaoke để đằng sau thực hiện những hoạt động khác như ma tuý, mại dâm thì cần phải xiết chặt" – ông Động nói. Theo Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, việc yêu cầu các nhân viên quán Karaoke đeo thẻ là bắt buộc trong một lĩnh vực nhạy cảm.
Cần có thông tư hướng dẫn
Theo luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Đoàn Luật sư TP HCM), về cơ bản, NĐ 59/2019 vẫn tuân thủ và tiếp nối các quy định về bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại NĐ 96/2016/NĐ-CP, Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Quy định tại NĐ 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu; NĐ 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo NĐ 103/2009/NĐ-CP…
Tại dự thảo NĐ 59/2019 có đề xuất nhân viên làm việc tại các nhà hàng, quán Karaoke phải đeo thẻ có tên và ảnh rõ ràng nhưng khi NĐ được ký ban hành thì cụm từ "và ảnh rõ ràng" đã bị bỏ. Về đề xuất này, thì việc nhân viên làm việc đeo thẻ là đã có, việc này còn giúp có điều kiện nhớ và chọn những người phù hợp với họ trong các lần đến tiếp theo. Còn đối với các tụ điểm khi bị đoàn kiểm tra trong thời gian qua bắt quả tang, lúc đầu các nhân viên này có đeo bảng tên nhưng vì yêu cầu trang phục nên họ không còn chỗ để gắn bảng tên.
"Vì thế, theo tôi, quy định này không làm giảm đi các hình thức biến tướng, thác loạn tại các tụ điểm nhạy cảm này. Rất cần thông tư hướng dẫn sau khi NĐ này đi vào đời sống. Đó là thẻ đeo hoặc biển tên phải do cơ quan quản lý văn hóa tại địa bàn tụ điểm đó hoạt động cấp, có họ tên, số CMND, hình ảnh, khi nhân viên đó không còn làm nữa thì thu hồi và hủy bỏ thẻ đeo. Nếu cơ quan quản lý tại địa phương thực hiện được vấn đề đăng ký, quản lý những lao động này, thì việc biến tướng từ phía chủ cơ sở và bản thân nhân viên đều ý thức hơn, giúp họ hoạt động đúng tôn chỉ và đúng quy định pháp luật hơn"- luật sư Toàn phân tích.
Nhân viên quán hát phải đeo biển tên; vũ trường không được phục vụ người dưới 18 tuổi; dùng xe công vào việc tư bị...