Việt Nam khẩn cấp ngăn virus nguy hiểm không kém SARS

Sự kiện: Dịch MERS – CoV

Đến nay, thế giới đã có 25 quốc gia ghi nhận bệnh nhân nhiễm virus chết người MERS-CoV trong đó 423 người tử vong. Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam gửi công điện khẩn tới các tỉnh, thành chống virus chết người.

Ngày 22/5, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến thời điểm hiện tại, thế giới ghi nhận 1.119 người nhiễm hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS- COV) khiến ít nhất 423 người đã tử vong. Đến nay, có 25 quốc gia ghi nhận bệnh nhân MERS-CoV trong đó có 3 quốc gia (Malaysia, Philippins và Hàn Quốc).

Virus MERS-COV

Theo các chuyên gia, tác nhân gây bệnh MERS-CoV thuộc nhóm corona virus, cùng họ với virus SARS. Ảnh: World Bulletin

Gần đây nhất, ngày 20-5, giới chức y tế Hàn Quốc xác nhận ca đầu tiên nhiễm virus gây bệnh MERS-COV tại nước này. Bệnh nhân vừa về nước từ Bahrain trở về Hàn Quốc từ ngày 4/5/2015 và quá cảnh qua Qatar.

Trước sự lây lan gia tăng đáng ngại về số người mắc MERS-COV, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống lây nhiễm Mers-COV.

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan thực hiện công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh, nghi ngờ.

“Giám sát đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như: Công dân, người lao động, hành khách đi du lịch, tiếp xúc làm việc công nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông”, ông Long nói.

Các bệnh viện phải giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế đối với các trường hợp viêm đường hô ấp cấp không rõ nguyên nhân, nghi ngờ mắc MERS-COV, có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày, lấy máu bệnh phẩm xét nghiệm, ưu tiên lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TPHCM xác định, chẩn đoán.

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, MERS-CoV thuộc nhóm corona virus, cùng họ với virus SARS. Tuy không lây lan nhanh như SARS nhưng bệnh nguy hiểm không kém. Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38 độ C, ho, khó thở, tổn thương nhu mô phổi…

Tuy vậy, vẫn có tới gần 30% ca bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên rất khó chẩn đoán, cách ly sớm. Bệnh nhân suy hô hấp nặng lại diễn tiến rất nhanh, gây suy đa phủ tạng và dễ tử vong. Trong khi đó, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị và vắc-xin dự phòng MERS-CoV.

Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo chính thức về số lượng người đến và đi từ các nước Trung Đông. Dù vậy, du khách đến Việt Nam lao động, học tập và du lịch từ các nước này không nhỏ. Do nhiều người Việt từ các nước Trung Đông và 3 nước châu Á (Malaysia, Philippins và Hàn Quốc) trở về nên MERS-CoV có thể vào nước ta bất cứ lúc nào.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư lo ngại, tỷ lệ tử vong MERS-CoV quá cao, hơn nữa virus này lây truyền lại từ người sang người. Virus này có thời gian ủ bệnh quá dài nên nếu có ca bệnh thì khả năng lây lan virus ra cộng đồng sẽ rất lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch MERS – CoV Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN