Vì sao ông Đinh La Thăng bị tuyên án 13 năm tù?

Trong bản án, HĐXX đã chỉ ra các căn cứ xác định ông Đinh La Thăng phạm tội cố ý làm trái.

Vì sao ông Đinh La Thăng bị tuyên án 13 năm tù? - 1

Bị cáo Đinh La Thăng.

Sáng nay 22.1, TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam - PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí - PVC) và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại PVN và PVC.

HĐXX cho rằng, căn cứ hồ sơ vụ án, lời khai, việc tự bào chữa các bị cáo, phần bào chữa của các luật sư, đặc biệt là phần tranh luận tại tòa, đủ cơ sở kết luận các bị cáo phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản". Việc truy tố, xét xử các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng quy định.

Nhận định về tội danh của bị cáo Đinh La Thăng, HĐXX cho rằng bị cáo Thăng đã khai và thừa nhận vì sức ép tiến độ nên đã có những sai phạm trong quá trình chỉ đạo. Căn cứ lời khai của các bị cáo khác, người liên quan, hồ sơ vụ án, bản án xác định có đủ căn cứ kết luận bị cáo Thăng đã chỉ định thầu với PVC, chỉ đạo ký hợp đồng 33 trái quy định dù biết rõ không đủ hồ sơ, điều kiện ký. Sau đó, dù biết rõ hợp đồng 33 không đủ điều kiện để cấp tạm ứng nhưng bị cáo Thăng vẫn chỉ đạo tạm ứng 10% cho PVC.

Vì sao ông Đinh La Thăng bị tuyên án 13 năm tù? - 2

Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân và Thẩm phán Trương Việt Toàn đọc bản án sơ thẩm với các bị cáo.

Các dự án PVC được chỉ định thầu khác cũng gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, gây mất lòng tin trong nhân dân. Vai trò chỉ đạo của ông Thăng "xuyên suốt vụ án" từ việc không tuân thủ quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước, chỉ đạo chỉ định thầu, ký hợp đồng, cấp tạm ứng. Hành vi của ông Thăng dẫn đến sai phạm của hàng loạt các bị cáo khác.

“HĐXX ghi nhận các cống hiến của bị cáo Đinh La Thăng như tình tiết giảm nhẹ nhưng pháp luật cần được tôn trọng, công minh, bình đẳng, không loại trừ bất kỳ ai. Một bản án có tình, có lý, cả công và tội là sự cảnh báo cần thiết cho sự tùy tiện, lạm dụng quyền lực vi phạm pháp luật gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, nhân dân”, HĐXX nói.

Về bị cáo Trịnh Xuân Thanh, HĐXX cho rằng, vai trò của Trịnh Xuân Thanh là quyết định trong việc chỉ đạo, ký kết hợp đồng 33. Ý kiến của luật sư cho rằng, bị cáo có vai trò mờ nhạt chỉ là thiếu trách nhiệm là không có cơ sở. HĐXX cũng nêu rõ, bị cáo Thanh đã chỉ đạo việc xin tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích, vi phạm các quy định pháp luật.

Đánh giá về vụ án, HĐXX nhấn mạnh đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm, hầu hết các bị cáo đều là cán bộ chủ chốt, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm. Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ.

Về hành vi tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh và nhiều bị cáo đã đã câu kết với nhau cũng như với doanh nghiệp bên ngoài để chiếm đoạt số tiền rất lớn.

Sau khi đánh giá toàn bộ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội cố ý làm trái.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân.

Tuyên án ông Đinh La Thăng 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân

Sau năm ngày nghị án, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Ông Đinh La Thăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN