Vì sao du khách thích mua thịt trâu chọi?

Tại Hội Chọi trâu Báo NTNN- Phúc Thọ 2015, Ban tổ chức khuyến khích các chủ trâu không giết thịt trâu chọi, nên để nhân giống. Tuy nhiên, do nhiều du khách có nhu cầu mua thịt trâu, nên nhiều chủ trâu vẫn ngả thịt để bán.

“Việc bán thịt trâu chọi một mặt thu hồi vốn cho chủ trâu, mặt khác nhiều trâu chọi sau khi thua cuộc rất khó có thể để nuôi tiếp”, một chủ trâu cho hay. Trong trường hợp phải xả thịt, thịt trâu chọi đúng là vị thuốc quý, vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, mạnh gân cốt, ích huyết. Đó là lý do mà thịt trâu chọi luôn tìm kiếm ở các hội chọi trâu.

Vì sao du khách thích mua thịt trâu chọi? - 1
Các gian hàng bán thịt trâu chọi trong ngày diễn ra trận chung kết luôn đông kín khách. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt trâu hay thịt bò đều là thịt đỏ, rất nhiều dinh dưỡng, năng lượng. Trong thịt trâu chứa 74,2% nước, 21,9% protit, 3% lipit. Ngoài ra, thịt trâu còn giàu các khoáng chất như phốt pho, can xi.

Thịt trâu lại nhiều cơ, ít mỡ hơn thịt bò. Nếu trong thịt bò có 10-20% mỡ thì thịt trâu chỉ có 1,6-5,6% mỡ. Lượng sắt trong thịt trâu cũng cao hơn. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng trong thịt trâu khá cao: tỷ lệ chất đạm gấp đôi so với thịt lợn, lượng chất béo và chất đường vừa phải, nhiều muối vô cơ (canxi, phốtpho, sắt...) và các loại vitamin (B1, B2, B6, B12, PP...). Với những giá trị trên, thịt trâu chọi nếu có giá quá cao cũng là điều dễ hiểu.

Bà Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, thịt trâu, thịt bò giàu năng lượng nên thích hợp với người làm việc trí óc, người già hay trẻ nhỏ. Đặc biệt những người bị bệnh béo phì, huyết áp cao hay xơ vữa động mạch, mỡ máu cao... dùng thịt trâu sẽ thích hợp, vừa đủ năng lượng vừa không tích mỡ.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, bất cứ bộ phận nào trên con trâu, nhất là trâu chọi đều có thể làm thuốc. Ví dụ như sừng trâu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng chỉ huyết. Keo da trâu có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tư âm nhuận táo, chỉ huyết tiêu thũng (ứ nước trong cơ thể). Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ hư tổn, ích phế vị, sinh tân nhuận tràng.

“Thịt trâu có vị mát, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, cường gân cốt” – lương y Trung cho biết. Cũng theo lương y Trung, có một số người không nên ăn thịt trâu như người có sỏi thận (vì thịt trâu giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng, dễ hình thành sỏi thậ). Người bị u xơ cổ tử cung cũng không nên dùng thịt trâu vì thịt này có nhiều kích thích tố estrogen có khả năng làm u lớn hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN