VCCI đề xuất bỏ 30 phút nghỉ ngơi của lao động nữ trong ngày "đèn đỏ"

Sự kiện: Thời sự

Góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI), đề nghị bỏ quy định về lao động nữ trong thời gian "đèn đỏ" (kỳ kinh nguyệt) được nghỉ mỗi ngày 30 phút.

Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung với lãnh đạo VCCI - Ảnh: Văn Duẩn

Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung với lãnh đạo VCCI - Ảnh: Văn Duẩn

Chiều 16-9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội doanh nghiệp để góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bộ trưởng LĐ-TB-XH làm việc với lãnh đạo VCCI - Video: Văn Duẩn

Góp ý về quy định lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian "đèn đỏ", VCCI đề nghị bỏ quy định về lao động nữ trong thời gian "đèn đỏ" được nghỉ mỗi ngày 30 phút hoặc sửa đổi thành lao động nữ trong độ tuổi còn hành kinh được hỗ trợ bằng tiền do Chính phủ quy định cụ thể mức hỗ trợ này.

VCCI đề nghị bỏ quy định về lao động nữ trong thời gian "đèn đỏ" được nghỉ mỗi ngày 30 phút

VCCI đề nghị bỏ quy định về lao động nữ trong thời gian "đèn đỏ" được nghỉ mỗi ngày 30 phút

Tuy nhiên, phản hồi về ý kiến này, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cho rằng các quy định này đã thực hiện ổn định từ khi có Bộ luật Lao động đến nay, trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay, cần tiếp tục quy định để bảo đảm quyền lợi của người lao động và bảo đảm mục tiêu bảo vệ thai sản đối với lao động nữ.

Về thời giờ làm thêm, VCCI đề nghị không quy định giới hạn làm thêm giờ trong tháng, trong tuần, chỉ quy định giới hạn giờ làm thêm theo năm. Đề nghị tăng thời giờ làm thêm trong năm tăng từ 200 giờ lên 500 giờ đối với trường hợp bình thường. Tăng từ 300 giờ lên 500 giờ - 600 giờ trong trường hợp đặc biệt. 

Trả lời về kiến nghị này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng quy định trần tối đa làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ. Quy định các trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm theo hướng: Chỉ rất ít ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất như: Gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản; các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Ở một số thời điểm nhất định, thực hiện công việc: Căn cứ vào tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước được. Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết việc tổ chức làm thêm giờ.

"Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh lý dự thảo tại Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có ý kiến không tăng thời giờ làm thêm"- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay. 

Ngày “đèn đỏ“ chị em được nghỉ làm việc thêm 30 phút

Từ ngày 15/11, lao động nữ đến kỳ “đèn đỏ“ được nghỉ mỗi ngày 30 phút và tối thiểu là 3 ngày trong tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Duẩn ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN