Trăng hồng xuất hiện trên bầu trời Việt Nam tối nay có gì đặc biệt?

Sự kiện: Thời sự

Trăng hồng - một hiện tượng thiên văn học kỳ thú được được giới yêu thiên văn học đón chờ vào tối nay (19/4).

Trăng hồng xuất hiện trên bầu trời Việt Nam tối nay có gì đặc biệt? - 1

Hiện tượng trăng hồng đang khiến giới thiên văn học xôn xao. Ảnh minh họa.

Mới đây, những người yêu thiên văn Việt Nam đang truyền tai nhau về hiện tượng trăng hồng sẽ xuất hiện trên bầu trời vào tối nay (19/4). Theo đó, trăng hồng sẽ bắt đầu từ khoảng 18h12 trở đi. Hiện tượng này đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người.

Chiều 19/4, trao đổi với PV, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho hay: “Mọi người đang bị thu hút bởi cái tên gọi trăng hồng, tuy nhiên, thực tế mặt trăng không hề chuyển sang màu hồng”.

Ông Sơn giải thích, mặt trăng vốn dĩ không tự phát sáng mà ánh sáng của nó mà con người nhìn thấy là ánh sáng của mặt trời phản xạ lại. Vì mặt trăng chuyển động quanh trái đất nên vùng được chiếu sáng mà chúng ta thấy ở mỗi thời điểm là khác nhau.

Hàng ngày, khi mặt trăng xuất hiện ánh sáng của nó luôn có màu trắng – vàng. Riêng đối với những lần có nguyệt thực thì một phần hoặc toàn bộ nó có màu đỏ, đối với vùng nửa tối thì màu đỏ nhạt (có thể gọi hồng). Tuy nhiên, hôm nay (19/4) không có nguyệt thực xảy ra, do đó, mặt trăng không có màu hồng như tên gọi “trăng hồng”.

Theo ông Sơn, xuất xứ của tên gọi trăng hồng tới từ một loài hoa mọc phổ biến ở Bắc Mỹ là hoa phlox. Thời điểm tháng 4 hằng năm, hoa phlox nở rộ ở những nơi chúng mọc nhiều, trông như một tấm thảm màu hồng trên mặt đất. Vì vậy, trăng tròn trong tháng 4 dương lịch được gọi là trăng hồng.

“Trăng hồng được nhắc tới vì nó dễ gây chú ý, hay nói một cách thẳng thắn hơn là đánh tráo khái niệm. Nó khiến công chúng ngộ nhận rằng mặt trăng có màu hồng”, ông Sơn chia sẻ.

Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết thêm, cách gọi trăng hồng chỉ là vấn đề văn hóa. Ở nhiều khu vực khác, trăng tròn tháng 4 còn có tên gọi khác như trăng cỏ mọc, trăng thỏ rừng, trăng cá… Tất cả đều là tên gọi theo đặc trưng văn hóa, không phản ánh chút nào về màu sắc hay độ sáng của mặt trăng.

Tối nay (19/4) tức ngày rằm tháng 3 âm lịch nên sẽ có trăng tròn. Ông Sơn cho rằng, nếu thời tiết thuận lợi, mọi người có thể ngắm được trăng bình thường mà không cần dùng đến dụng cụ hỗ trợ nào.

Kỳ thú: Trăng xanh, siêu trăng, nguyệt thực cùng hội tụ sau 150 năm

Ba hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đó là trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ cùng xuất hiện trên bầu trời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN