Toàn cảnh tuyến đường ở TP.HCM được đề xuất đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp

Sự kiện: 24h vạn dặm

Gần 8km xa lộ vừa được đề xuất đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp rộng 12 - 16 làn xe, là tuyến giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM.

Mới đây, UBND TP.HCM có công văn gửi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch xin ý kiến về việc đổi tên một phần Xa lộ Hà Nội thành tên đường Võ Nguyên Giáp. Đoạn được đổi tên bắt đầu từ cầu Sài Gòn nối từ đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) qua sông Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức), dài gần 8km.

Mới đây, UBND TP.HCM có công văn gửi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch xin ý kiến về việc đổi tên một phần Xa lộ Hà Nội thành tên đường Võ Nguyên Giáp. Đoạn được đổi tên bắt đầu từ cầu Sài Gòn nối từ đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) qua sông Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức), dài gần 8km.

Xa lộ Hà Nội dài 31km, nối liền TP.HCM với TP Biên Hoà, Đồng Nai. Tuyến đường được xây dựng từ năm 1957 đến 1961, điểm đầu là cầu Sài Gòn, điểm cuối là nút giao quốc lộ 1 tại ngã ba chợ Sắt (phường Tân Biên, TP Biên Hoà). Đây là trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM, kết nối trực tiếp với Bình Dương, Đồng Nai, các tỉnh phía Bắc.

Xa lộ Hà Nội dài 31km, nối liền TP.HCM với TP Biên Hoà, Đồng Nai. Tuyến đường được xây dựng từ năm 1957 đến 1961, điểm đầu là cầu Sài Gòn, điểm cuối là nút giao quốc lộ 1 tại ngã ba chợ Sắt (phường Tân Biên, TP Biên Hoà). Đây là trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM, kết nối trực tiếp với Bình Dương, Đồng Nai, các tỉnh phía Bắc.

Một phần Xa lộ Hà Nội được đổi tên gồm đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái dài 5,9km. Trong đó, đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) những năm qua hàng loạt cao ốc chọc trời mọc lên, làm thay đổi diện mạo đô thị tuyến đường này.

Một phần Xa lộ Hà Nội được đổi tên gồm đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái dài 5,9km. Trong đó, đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) những năm qua hàng loạt cao ốc chọc trời mọc lên, làm thay đổi diện mạo đô thị tuyến đường này.

Đoạn xa lộ này có một số công trình giao thông quan trọng như nút giao ngã 3 Cát Lái giao với đường Mai Chí Thọ, cầu Rạch Chiếc. Trong đó, nút giao ngã 3 Cát Lái có kiến trúc độc đáo, kết nối đại lộ Mai Chí Thọ vào cảng Cát Lái và hướng vào trung tâm thành phố, đi cửa ngõ phía Tây.

Đoạn xa lộ này có một số công trình giao thông quan trọng như nút giao ngã 3 Cát Lái giao với đường Mai Chí Thọ, cầu Rạch Chiếc. Trong đó, nút giao ngã 3 Cát Lái có kiến trúc độc đáo, kết nối đại lộ Mai Chí Thọ vào cảng Cát Lái và hướng vào trung tâm thành phố, đi cửa ngõ phía Tây.

Ngay gần chân cầu Rạch Chiếc là Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội, trạm dùng để thu phí cho Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 có tổng mức đầu tư 4.905 tỷ đồng.

Ngay gần chân cầu Rạch Chiếc là Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội, trạm dùng để thu phí cho Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 có tổng mức đầu tư 4.905 tỷ đồng.

Mặt đường tuyến xa lộ này được nâng cấp mở rộng từ 23m lên 113 - 153m, cho 12 - 16 làn xe lưu thông trong cả trục đường chính và đường song hành hai bên.

Mặt đường tuyến xa lộ này được nâng cấp mở rộng từ 23m lên 113 - 153m, cho 12 - 16 làn xe lưu thông trong cả trục đường chính và đường song hành hai bên.

Đoạn từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức dài khoảng 1,9km. Với hàng chục làn xe, tuyến xa lộ giúp người dân qua lại giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ được nhanh chóng, thuận tiện.

Đoạn từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức dài khoảng 1,9km. Với hàng chục làn xe, tuyến xa lộ giúp người dân qua lại giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ được nhanh chóng, thuận tiện.

Ngã tư Thủ Đức nằm ở đoạn cuối của tuyến đường được đề xuất đổi tên. Đây là nút giao thông quan trọng với cầu vượt thép của tuyến Xa lộ Hà Nội giao với đường Lê Văn Việt và Võ Văn Ngân.

Ngã tư Thủ Đức nằm ở đoạn cuối của tuyến đường được đề xuất đổi tên. Đây là nút giao thông quan trọng với cầu vượt thép của tuyến Xa lộ Hà Nội giao với đường Lê Văn Việt và Võ Văn Ngân.

Song song với Xa lộ Hà Nội là tuyến đường sắt metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đoạn trên cao đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành.

Song song với Xa lộ Hà Nội là tuyến đường sắt metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đoạn trên cao đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành.

Ngoài trục đường chính, đoạn Xa lộ Hà Nội được đề xuất đổi tên còn có đường song hành có 4 làn xe, giúp người dân hai bên, lưu thông toàn tuyến được thuận lợi hơn.

Ngoài trục đường chính, đoạn Xa lộ Hà Nội được đề xuất đổi tên còn có đường song hành có 4 làn xe, giúp người dân hai bên, lưu thông toàn tuyến được thuận lợi hơn.

Tuyến đường quan trọng bậc nhất TP.HCM này có lưu lượng xe cộ lưu thông rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù có 12 - 16 làn xe nhưng nhiều đoạn đường, nút giao vẫn thường xảy ra ùn tắc giao thông.

Tuyến đường quan trọng bậc nhất TP.HCM này có lưu lượng xe cộ lưu thông rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù có 12 - 16 làn xe nhưng nhiều đoạn đường, nút giao vẫn thường xảy ra ùn tắc giao thông.

Một số đoạn xa lộ như chân cầu Rạch Chiếc, các ngã tư MK, Bình Thái, Thủ Đức và các đường giao cắt vẫn thường xuyên bị ùn tắc xe cộ kéo dài.

Một số đoạn xa lộ như chân cầu Rạch Chiếc, các ngã tư MK, Bình Thái, Thủ Đức và các đường giao cắt vẫn thường xuyên bị ùn tắc xe cộ kéo dài.

Hiện trạng hai bên và giữa các dải phân cách Xa lộ Hà Nội được trồng nhiều cây xanh. Trong đó nổi bật là những hàng cây dầu dài hơn 1km đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến ngã 3 Cát Lái.

Hiện trạng hai bên và giữa các dải phân cách Xa lộ Hà Nội được trồng nhiều cây xanh. Trong đó nổi bật là những hàng cây dầu dài hơn 1km đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến ngã 3 Cát Lái.

Một đoạn đường dành cho người đi bộ, tập thể dục giữa trục đường chính và đường song hành trên địa bàn phường Thảo Điền vừa mới được thi công hoàn thành.

Một đoạn đường dành cho người đi bộ, tập thể dục giữa trục đường chính và đường song hành trên địa bàn phường Thảo Điền vừa mới được thi công hoàn thành.

Nhiều cảnh quan, tiểu cảnh xanh được tạo dựng, chăm sóc hai bên tuyến xa lộ. Theo UBND TP.HCM, có đến hơn 91% ý kiến từ người dân 8 phường thuộc đoạn đường Xa lộ Hà Nội đồng ý với phương án đổi tên đường này thành đường Võ Nguyên Giáp.

Nhiều cảnh quan, tiểu cảnh xanh được tạo dựng, chăm sóc hai bên tuyến xa lộ. Theo UBND TP.HCM, có đến hơn 91% ý kiến từ người dân 8 phường thuộc đoạn đường Xa lộ Hà Nội đồng ý với phương án đổi tên đường này thành đường Võ Nguyên Giáp.

Sau khi đổi tên, đoạn đường sẽ hình thành trục xuyên suốt gồm Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử, nhằm ghi nhận công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau khi đổi tên, đoạn đường sẽ hình thành trục xuyên suốt gồm Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử, nhằm ghi nhận công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Xuân ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN