Những tuyến đường trơ trọi không một bóng cây, chỉ có bê tông nóng hầm hập ở TP.HCM

Sự kiện: Nhịp sống 24h

TP.HCM hiện có nhiều tuyến đường thiếu cây xanh trầm trọng. Người đi đường ngột ngạt giữa cái nóng hầm hập của mặt đường nhựa và bê tông.

TP.HCM đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ lên đến 35 - 36 độ C. Thời điểm mức nhiệt cao nhất trong ngày từ 11h - 15h. Trên đường phố, do hơi nóng động cơ xe cộ, mặt đường, bê tông nên nhiệt độ thực tế càng ở mức cao hơn.

TP.HCM đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ lên đến 35 - 36 độ C. Thời điểm mức nhiệt cao nhất trong ngày từ 11h - 15h. Trên đường phố, do hơi nóng động cơ xe cộ, mặt đường, bê tông nên nhiệt độ thực tế càng ở mức cao hơn.

Những ngày qua, người dân khi ra khỏi nhà, chạy xe máy trên các tuyến đường ở thành phố đều phải che chắn kỹ để tránh nắng. Nắng rát khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu khi tham gia giao thông.

Những ngày qua, người dân khi ra khỏi nhà, chạy xe máy trên các tuyến đường ở thành phố đều phải che chắn kỹ để tránh nắng. Nắng rát khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu khi tham gia giao thông.

Thành phố hiện có nhiều tuyến đường thưa thớt hoặc không có bất kỳ một cây xanh nào che bóng, xe cộ đông đúc khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân thời điểm nắng gắt thêm cơ cực. Trong ảnh, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình đoạn Ngã tư Bảy Hiền đến cầu vượt Lăng Cha Cả dài gần 2km đông đúc xe cộ, vắng bóng cây xanh.

Thành phố hiện có nhiều tuyến đường thưa thớt hoặc không có bất kỳ một cây xanh nào che bóng, xe cộ đông đúc khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân thời điểm nắng gắt thêm cơ cực. Trong ảnh, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình đoạn Ngã tư Bảy Hiền đến cầu vượt Lăng Cha Cả dài gần 2km đông đúc xe cộ, vắng bóng cây xanh.

Đường Hai Bà Trưng, quận 3 đoạn giao với đường Võ Thị Sáu đến cầu Kiệu không một bóng cây, hai bên đường là những khối bê tông của các dãy nhà, cửa hàng, trụ sở công ty.

Đường Hai Bà Trưng, quận 3 đoạn giao với đường Võ Thị Sáu đến cầu Kiệu không một bóng cây, hai bên đường là những khối bê tông của các dãy nhà, cửa hàng, trụ sở công ty.

Thời điểm 11h30, ông Nguyễn Văn Bảy di chuyển từ đường Hai Bà Trưng nắng hầm hập bởi không có bóng râm, khi qua cầu Bông ông phải dắt bộ xe đạp giữa hơi nóng mặt đường.

Thời điểm 11h30, ông Nguyễn Văn Bảy di chuyển từ đường Hai Bà Trưng nắng hầm hập bởi không có bóng râm, khi qua cầu Bông ông phải dắt bộ xe đạp giữa hơi nóng mặt đường.

Từ cầu Kiệu, đường Phan Đình Phùng tiếp nối kéo dài tới Ngã tư Phú Nhuận, quận Phú Nhuận sau khi được mở rộng, cho xe chạy hai chiều với mật độ giao thông rất lớn nhưng hai bên vỉa hè không hề có một cây xanh.

Từ cầu Kiệu, đường Phan Đình Phùng tiếp nối kéo dài tới Ngã tư Phú Nhuận, quận Phú Nhuận sau khi được mở rộng, cho xe chạy hai chiều với mật độ giao thông rất lớn nhưng hai bên vỉa hè không hề có một cây xanh.

Tuyến đường dài khoảng 3km này nhiều năm nay không được trồng cây xanh khiến người đi đường, người dân sinh sống, làm việc hai bên đường gặp nhiều khó khăn vào mùa nắng nóng. Vỉa hè con đường này phần lớn chỉ rộng chưa tới 1m, bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đội nắng đi dưới lề đường.

Tuyến đường dài khoảng 3km này nhiều năm nay không được trồng cây xanh khiến người đi đường, người dân sinh sống, làm việc hai bên đường gặp nhiều khó khăn vào mùa nắng nóng. Vỉa hè con đường này phần lớn chỉ rộng chưa tới 1m, bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đội nắng đi dưới lề đường.

“Nhà chỉ cách chợ vài trăm mét, đi bộ giữa trời nắng gắt như muốn vỡ đầu. Nhiều năm rồi tuyến đường này không có bóng dáng của một cây xanh nào khiến không gian nơi đây rất ngột ngạt”, chị Nguyễn Thị Tâm, ngụ đường Phan Đình Phùng than.

“Nhà chỉ cách chợ vài trăm mét, đi bộ giữa trời nắng gắt như muốn vỡ đầu. Nhiều năm rồi tuyến đường này không có bóng dáng của một cây xanh nào khiến không gian nơi đây rất ngột ngạt”, chị Nguyễn Thị Tâm, ngụ đường Phan Đình Phùng than.

Cũng trên đường Phan Đình Phùng, anh Nguyễn Văn Liền, bảo vệ cho biết, từ 12h trưa đến chiều mặt trời chuyến hướng khiến phía trước trung tâm nha khoa anh đang làm việc không còn chỗ để tránh nắng.

Cũng trên đường Phan Đình Phùng, anh Nguyễn Văn Liền, bảo vệ cho biết, từ 12h trưa đến chiều mặt trời chuyến hướng khiến phía trước trung tâm nha khoa anh đang làm việc không còn chỗ để tránh nắng.

Tuyến đường Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng và Nguyễn Kiệm trên địa bàn quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp nhiều đoạn những năm qua vẫn không được trồng cây hai bên. “Mỗi khi phải di chuyển theo 3 tuyến đường Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng vào thời điểm giữa trưa nắng như là cực hình. Đường vừa đông xe vừa thiếu bóng cây càng trở nên nóng bức, mệt mỏi hơn”, anh Phan Huy Mẫn, tài xế xe ôm công nghệ cho hay.

Tuyến đường Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng và Nguyễn Kiệm trên địa bàn quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp nhiều đoạn những năm qua vẫn không được trồng cây hai bên. “Mỗi khi phải di chuyển theo 3 tuyến đường Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng vào thời điểm giữa trưa nắng như là cực hình. Đường vừa đông xe vừa thiếu bóng cây càng trở nên nóng bức, mệt mỏi hơn”, anh Phan Huy Mẫn, tài xế xe ôm công nghệ cho hay.

Một trạm xe buýt trơ trọi bên vỉa hè đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận. Trưa 29/3, người khách này khoác đồ kín người, phải đứng chờ giữa nắng khá lâu để đón xe buýt.

Một trạm xe buýt trơ trọi bên vỉa hè đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận. Trưa 29/3, người khách này khoác đồ kín người, phải đứng chờ giữa nắng khá lâu để đón xe buýt.

Đường Cách Mạng Tháng Tám, Tô Hiến Thành (quận 10), Trường Chinh (quận Tân Phú)… là những tuyến đường có mật độ giao thông rất lớn, vừa kẹt xe vừa thiếu cây xanh.

Đường Cách Mạng Tháng Tám, Tô Hiến Thành (quận 10), Trường Chinh (quận Tân Phú)… là những tuyến đường có mật độ giao thông rất lớn, vừa kẹt xe vừa thiếu cây xanh.

Phần lớn đường Cách Mạng Tháng Tám từ vòng xoay Dân chủ đến ngã tư Bảy Hiền đều không có bóng dáng cây xanh, hoặc rất thưa thớt. Hai bên vỉa hè dày đặc cột điện, dây chằng chịt. Xe cộ lưu thông với mật độ lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Phần lớn đường Cách Mạng Tháng Tám từ vòng xoay Dân chủ đến ngã tư Bảy Hiền đều không có bóng dáng cây xanh, hoặc rất thưa thớt. Hai bên vỉa hè dày đặc cột điện, dây chằng chịt. Xe cộ lưu thông với mật độ lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Giữa thời tiết nắng nóng, người đi đường mệt mỏi vì dọc tuyến đường chỉ có mặt đường nhựa và bê tông. Nhiều cây bên tuyến đường này nằm đơn độc, trong đó đa số cây còi cọc, chậm phát triển, không đủ che bóng mát.

Giữa thời tiết nắng nóng, người đi đường mệt mỏi vì dọc tuyến đường chỉ có mặt đường nhựa và bê tông. Nhiều cây bên tuyến đường này nằm đơn độc, trong đó đa số cây còi cọc, chậm phát triển, không đủ che bóng mát.

Không những thiếu cây xanh trầm trọng, những tuyến đường này lại kinh doanh buôn bán sầm uất, xe cộ đông đúc, vỉa hè nhỏ hẹp, nhiều đoạn bị biến mất đẩy người đi bộ xuống lề đường.

Không những thiếu cây xanh trầm trọng, những tuyến đường này lại kinh doanh buôn bán sầm uất, xe cộ đông đúc, vỉa hè nhỏ hẹp, nhiều đoạn bị biến mất đẩy người đi bộ xuống lề đường.

Tại khu vực trung tâm thành phố, đường Lê Lai đoạn gần chợ Bến Thành vỉa hè nhỏ hẹp lâu nay cũng không được bố trí cây xanh. Các dãy nhà trở nên khô cứng khi không có những hàng cây.

Tại khu vực trung tâm thành phố, đường Lê Lai đoạn gần chợ Bến Thành vỉa hè nhỏ hẹp lâu nay cũng không được bố trí cây xanh. Các dãy nhà trở nên khô cứng khi không có những hàng cây.

Nhiều năm qua, quá trình đô thị hoá khiến nhiều mảng xanh của TP.HCM phải nhường chỗ cho những công trình giao thông hiện đại, các tòa nhà cao tầng. Sau khi tuyến metro hoàn trả mặt bằng, phần lớn vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1 không một bóng cây khiến việc kinh doanh thương mại, đi lại của du khách gặp nhiều trở ngại.

Nhiều năm qua, quá trình đô thị hoá khiến nhiều mảng xanh của TP.HCM phải nhường chỗ cho những công trình giao thông hiện đại, các tòa nhà cao tầng. Sau khi tuyến metro hoàn trả mặt bằng, phần lớn vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1 không một bóng cây khiến việc kinh doanh thương mại, đi lại của du khách gặp nhiều trở ngại.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đề xuất lắp mái che trên vỉa hè để chống nắng, che mưa, tạo không gian đi bộ thuận lợi cho thương mại – du lịch bên phần đường Lê Lợi cùng hướng với chợ Bến Thành. Kinh phí ước tính sơ bộ khoảng 20 - 30 tỷ đồng.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đề xuất lắp mái che trên vỉa hè để chống nắng, che mưa, tạo không gian đi bộ thuận lợi cho thương mại – du lịch bên phần đường Lê Lợi cùng hướng với chợ Bến Thành. Kinh phí ước tính sơ bộ khoảng 20 - 30 tỷ đồng.

Theo Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 - 2025, thành phố sẽ tăng thêm 150 ha đất công viên công cộng. Diện tích công viên tăng 0,65m2/người. Những tuyến đường có vỉa hè ổn định rộng từ 3m trở lên được trồng cây xanh. Thành phố sẽ trồng mới và cải tạo 30.000 cây xanh, trồng thêm 20 loại cây phù hợp điều kiện thổ nhưỡng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Xuân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN