Tổ chức Nhật Bản sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây

Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản (JEBO) cho biết sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản, thành công thì cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.

Chiều ngày 3-11, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đã công bố rõ thông tin liên quan đến xử lý cả dòng sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và đưa ra các giải pháp xử lý.

Theo đó, Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản (JEBO) cho biết sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản, thành công thì cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.

Một đoạn sông Tô Lịch được lắp đặt công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản

Một đoạn sông Tô Lịch được lắp đặt công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản

"Thời gian qua, ngay từ khi bắt đầu triển khai Dự án tài trợ miễn phí xử lý thí điểm một đoạn sông Tô Lịch đã nhận được rất nhiều quan tâm từ phía chuyên gia, nhân dân Việt Nam. Do vậy, mặc dù rất tôn trọng ý kiến ngài Chủ tịch Hà Nội về việc không thông tin cho báo chí, nhưng chúng tôi thấy với trách nhiệm của một người Nhật, chúng tôi thấy cần công bố rõ thông tin liên quan đến xử lý cả dòng sông Tô Lịch để rộng đường dư luận"- vị đại diện Công ty JVE nói.

Công ty JVE đưa ra giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Giải pháp này sẽ đảm bảo nước thải từ các cống sẽ được xử lý tại chỗ tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 tạo ra nước đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) rồi mới chảy vào sông Tô Lịch. Trong trường hợp phát sinh nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông (có tính toán hợp lý, khoa học theo công thức tính toán của phát minh tại Nhật Bản) để xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.

Mô phỏng hệ thống thiết bị Nano-Bioreactor đặt ngầm dưới lòng đất

Mô phỏng hệ thống thiết bị Nano-Bioreactor đặt ngầm dưới lòng đất

Công ty JVE đánh giá ưu điểm của Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Thứ nhất là chi phí đầu tư ban đầu thấp chủ yếu gồm hai hạng mục hệ thống máy Nano và vật liệu sinh học Bioreactor; thứ hai là xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối (ở cấp độ phân tử); thứ ba là phân hủy tận gốc bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông chết, ao hồ ô nhiễm thành CO2, H2O; thứ tư là xử lý tận gốc tại chỗ trong ngày (24 giờ); thứ năm là xử lý tận gốc tại chỗ tạo ra nước đạt QCVN; thứ sáu là bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt; thứ bảy là số lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại giảm, vi sinh vật có lợi tăng; thứ tám là hệ thống xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm thứ cấp; thứ chín là không cần tốn chi phí xây dựng; thứ mười là thời gian thi công ngắn, hiệu quả đạt nhanh; và thứ mười một là công suất xử lý thiết kế ban đầu đáp ứng với lưu lượng thải có thể thay đổi trong tương lai.

Mô phỏng hệ thống thiết bị Nano-Bioreactor xử lý ô nhiễm nước, phân huỷ bùn hữu cơ hồ Tây.

Mô phỏng hệ thống thiết bị Nano-Bioreactor xử lý ô nhiễm nước, phân huỷ bùn hữu cơ hồ Tây.

"Chúng tôi sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học tại Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam để đưa ra các "Giải pháp xử lý tận gốc triệt để các "dòng sông chết, ao hồ ô nhiễm" và ứng dụng của Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản và xử lý nước thải chăn nuôi.

Đặc biệt, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản còn là giải pháp để xử lý triệt để ô nhiễm các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đảm bảo không còn mùi hôi thối và chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường"- đại diện Công ty JVE khẳng định.

Nguồn: [Link nguồn]

Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu thiếu căn cứ về công nghệ làm sạch sông Tô Lịch?

Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản đã phản bác phát ngôn của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngô Nhung ([Tên nguồn])
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN