Tìm ra nguyên nhân 25 tấn cá lồng bè ở Quảng Nam chết bất thường

Sự kiện: Tin pháp luật
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã xác định nguyên nhân khiến 25 tấn cá diêu hồng chết hàng loạt, gây thiệt hại hơn 1,2 tỉ đồng.

Ngày 15-6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã có báo cáo về tình trạng cá nuôi lồng bè của người dân tại khu vực sông Tứ Câu, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn chết hàng loạt.

Theo báo cáo, hiện nay trên sông Tứ Câu có 21 hộ nuôi cá, với khoảng 90 lồng, chủ yếu là cá diêu hồng. Hầu hết các cơ sở nuôi ở đây đều tự phát, chưa theo quy hoạch, chưa được chấp thuận giao, thuê mặt nước, chưa được xác nhận đăng ký theo quy định.

Tìm ra nguyên nhân 25 tấn cá lồng bè ở Quảng Nam chết bất thường - 1

Người nuôi méo mặt vì cá chết đột ngột gây thiệt hại nặng

Người nuôi méo mặt vì cá chết đột ngột gây thiệt hại nặng

Thời gian xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt vào ngày 1 và 2-6. Thời điểm này, thời tiết nắng nóng, chiều có mưa giông. Cá chết 100% tại các lồng nuôi ở giai đoạn 6-7 tháng (cỡ cá 1 – 1,2 kg/con), cá chết 30% tại các lồng nuôi 2-3 tháng (cỡ cá 0,25 – 0,3 kg/con); cá chết xảy ra rất nhanh, chết hàng loạt nhưng không có biểu hiện do bệnh gây ra.

Theo thống kê, 7 hộ có cá chết tại 44 lồng; sản lượng khoảng 25 tấn, gây thiệt hại khoảng 1,25 tỉ đồng.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục Thủy sản phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam tiến hành kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước kiểm tra và mẫu cá nghi bị bệnh gửi Chi cục Thú y vùng IV xét nghiệm.

Qua kiểm tra mẫu nước tại hiện trường bằng bộ test nhanh, lực lượng chức năng không phát hiện bất thường đối với môi trường nước; kết quả xét nghiệm mẫu cá phát hiện 1 mẫu dương tính với vi khuẩn Aeromonas spp, 1 mẫu dương tính với vi khuẩn Streptococcus spp.

Từ kết quả kiểm tra thực tế và kiểm tra chỉ tiêu môi trường, mầm bệnh trên cá, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam nhận định khu vực nuôi có lưu lượng nước lưu thông kém làm hạn chế nguồn ô-xy hòa tan trong nước, giảm khả năng đẩy trôi các chất bẩn dư thừa tích lũy nhiều vụ dưới nền đáy lồng nuôi.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng xuất hiện, kèm mưa giông làm xáo trộn đột ngột môi trường nước như thay đổi nhiệt độ, pH, làm phát sinh khí độc từ phân hủy các chất bẩn nền đáy có thể là nguyên nhân làm cá bị sốc, giảm sức đề kháng và cá chết hàng loạt với số lượng lớn; đồng thời là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tiếp tục xâm nhập, gây bệnh cho số cá nuôi còn lại…

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảng 100 tấn tôm hùm và cá các loại chết đột ngột. Chưa bao giờ người nuôi trồng hải sản ở "Thủ phủ tôm hùm Phú Yên" lại điêu đứng đến vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thường ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN