Thực hư kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu (Bài 2): Hành trình tìm kho báu của cụ Tiệp

Cụ Trần Văn Tiệp (SN 1915 tại Hải Phòng) trước năm 1970 được dân trong nghề đánh giá là một "đại gia" tầm cỡ trong ngành buôn gỗ và chủ hệ máy xay đá núi sở hữu nhiều đất đai tại Bình Tuy trước 1975 (nay thuộc tỉnh Bình Thuận).

Thực hư kho báu 4000 tấn vàng ở núi Tàu Như bài trước chúng tôi đã thông tin, cuối năm 1999, cụ Trần Văn Tiệp bị các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận yêu cầu phải rời khỏi núi Tàu và đóng cửa nơi tìm kiếm kho báu.

Sau vài năm yên lặng, mọi việc tưởng chừng rơi vào quá khứ, cụ Tiệp lại trỗi dậy ý muốn và tiếp tục xin phép tìm kiếm kho báu núi Tàu, khiến dư luận một lần nữa dậy sóng.

Trong lần tái khai thác này, có người nguyên là Bí thư Tỉnh ủy cùng góp vốn với cụ Tiệp vào hành trình tìm kho báu…

Gia thế cụ Trần Văn Tiệp

Cụ Trần Văn Tiệp (giữa) và hồ sơ khai thác kho báu núi Tàu. Ảnh: CTV

Cụ Trần Văn Tiệp (giữa) và hồ sơ khai thác kho báu núi Tàu. Ảnh: CTV

Cụ Trần Văn Tiệp (SN 1915 tại Hải Phòng) trước năm 1970, được dân trong nghề đánh giá là một "đại gia" tầm cỡ trong ngành buôn gỗ, chủ hệ máy xay đá núi sở hữu nhiều đất đai tại Bình Tuy trước 1975 (nay thuộc tỉnh Bình Thuận).

Theo tư liệu để lại, sau 1945, cụ Tiệp tham gia kháng chiến chống Pháp tại Sài Gòn - Gia Định. Năm 1948 cụ bị Pháp bắt giam 2 tháng nhưng sau đó phải thả ra do không có bằng chứng. Năm 1968, cụ Tiệp chuyển sang làm nghề máy xay đá tại Tuyên Đức và từ 1971-1975 về làm trang trại tại Bình Tuy.

Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975, cụ Tiệp làm tài xế tại Nông trường Quốc doanh cao su Dầu Tiếng... Ngày 25/7/1992, cụ Tiệp gửi đơn đến UBND tỉnh Bình Thuận làm thủ xin phép khai thác kho báu trên núi Tàu. Kèm theo đơn là công văn của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng trả lời cụ Tiệp có nội dung: "Những công việc này có liên quan đến nhà cửa, các địa điểm an ninh quốc phòng, do đó phải do UBND tỉnh xem xét. Ngoài ra phải có tường trình của những người biết việc, bản phương án thăm dò, khai thác…".

Ngày 13/4/1993, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và được Văn phòng Chính phủ có ý kiến "Đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận giao cho các cơ quan nội chính tiếp xúc với ông Tiệp và nhất thiết phải giữ nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; người khai báo phải cam kết trách nhiệm hành chính và kinh tế nếu tiến hành công việc không có kết quả".

Đường lên núi Tàu. Ảnh: Bùi Phụ

Đường lên núi Tàu. Ảnh: Bùi Phụ

Từ ý kiến trên, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu ông Tiệp có trách nhiệm hợp đồng máy móc thăm dò; xác định vị trí khai thác, đền bù nhà cửa hoa màu của dân; phân chia tỷ lệ tài sản thu được và hợp đồng bảo vệ. Tháng 10/1993, sau khi UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định đồng ý, ông Tiệp đã tổ chức đào bới, san ủi trên ngọn núi Tàu, bắt đầu hành trình đi tìm kho báu 4.000 tấn vàng trên núi Tàu.

Cụ Tiệp có nhiều người con, đều trưởng thành, thành đạt. Gia đình và người thân cụ Tiệp ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Sau năm 1975, có một số người con của cụ Tiệp định cư ở nước ngoài và làm ăn rất khá giả. Chính những người con của cụ Tiệp đã gửi tiền cho cha mình thực hiện giấc mơ tìm kiếm kho báu núi Tàu.

Người con trai lớn cụ Tiệp là ông Trần Phương Bình (62 tuổi) hiện đang thụ án tù. Trước đó tháng 11/2020, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Trần Phương Bình - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á - DongA Bank) tù chung thân về 2 tội: "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động", tổng hợp án chung thân ở giai đoạn 1, ông Trần Phương Bình phải chấp hành hình phạt chung thân. Vợ ông Bình cũng từng là Tổng giám đốc một công ty kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất TP.HCM. Nhiều người trong ngành nhận định, ông Bình là một người con rất hiếu thảo với bậc thân sinh của mình…

Cựu Bí thư Tỉnh ủy cũng góp vốn tìm vàng

Theo hồ sơ để lại, cuối tỉnh tháng 10/2000, cụ Trần Văn Tiệp đã nhận được tin báo từ hai cha con người bảo vệ (do cụ Tiệp thuê trông coi công trường trên núi Tàu) báo về: "Vừa phát hiện những dấu hiệu cho thấy miệng hầm của kho báu chứa 4000 tấn vàng". Thời điểm này, cụ Tiệp đã trên 80 tuổi nhưng vẫn quyết định tìm kiếm.

Lần xin cấp giấy phép này, cụ Tiệp cam kết nếu tìm được kho báu, cụ sẽ chuyển vào ngân sách nhà nước. Trước sự quyết liệt của cụ Tiệp và thông tin mới, một lần nữa, UBND Bình Thuận đã tái cấp phép cho cụ Tiệp.

Đầu năm 2003, kho báu núi Tàu đã làm dậy sóng dư luận một lần nữa và sức hút của việc tìm kho báu đã khiến ông Lê Văn Hiền (Tám Hiền, cựu Bí thư tỉnh Thuận Hải - sau tách thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) cùng vào cuộc và góp vốn với cụ Tiệp trong việc khai thác kho báu.

Sau đó, một tín hiệu "vui" khi nhóm khai thác đã phát hiện một thanh kiếm cán đồng, có chạm rồng, còn phần lưỡi đã bị gỉ sét, cùng với đó là một số đồ cổ có hình dạng lạ… Thấy vậy, cụ Tiệp tiếp tục đầu tư huy động hàng chục máy khoan, hàng trăm người và mở rộng vùng tìm kiếm trên núi Tàu. Thế nhưng, tiền và vàng của cụ Tiệp và ông Tám Hiền ngày nào cũng "đội nón ra đi" tiêu tốn lên hàng trăm cây, nhưng "vừng ơi vẫn không mở cửa ra". Việc gì đến cũng đến, thêm một lần nữa, UBND tỉnh Bình Thuận phải ra văn bản đóng cửa và buộc cụ Tiệp rời khỏi núi Tàu…

Theo nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Nguyễn Phương Đông, trong hồ sơ về núi Tàu còn có một bản tường trình của ông Trần Ánh (Liên Hương, Tuy Phong, Bình Thuận).

Trong đó, có chi tiết quan trọng, khoảng 1943-1944, ông Trần Mua (ông nội ông Ánh) làm quản lý đường sắt ở Ga Vĩnh Hảo. Thời gian này, ông Trần Mua thường phát hiện về đêm trên núi Tàu có đèn điện sáng, dưới mé biển có tàu lớn đang neo cùng một số lính Nhật đứng canh gác. Sau đó, ông Trần Mua đã kể lại cho con trai mình là Trần Băng (cha ông Trần Ánh).

Ông Băng lúc này là trung đội trưởng trung đội Bảo An ở Liên Hương. Đến năm 1970, ông Trần Băng nhận lệnh bảo vệ cho 4 người Mỹ đi trực thăng từ Sài Gòn ra núi Tàu. Những người Mỹ này dùng cọc đánh dấu rồi rời đi. Sau năm 1975, ông Trần Băng đã đưa con trai (ông Ánh) lên núi và tự tay vẽ lại sơ đồ. Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Trần Ánh giao sơ đồ này lại cho ông Trần Văn Tiệp - tức cụ Tiệp.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu: Bỏ hàng nghìn lượng vàng thật để tìm kho báu ảo

Cụ Trần Văn Tiệp (Phú Nhuận, TP.HCM) đã bỏ hàng nghìn cây vàng và công sức tìm kiếm kho báu chứa 4.000 tấn vàng trên núi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bùi Phụ ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN