Thủ tục hành chính ngành nào "ngốn" tiền của người dân, DN nhiều nhất?

Sự kiện: Thời sự

Lĩnh vực xây dựng được đánh giá là lĩnh vực có chi phí thủ tục hành chính cao nhất với mức 64 triệu đồng.

Thủ tục hành chính ngành nào "ngốn" tiền của người dân, DN nhiều nhất? - 1

Bảng xếp hạng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong các nhóm lĩnh vực

Sáng nay (17/8), Văn phòng Chính phủ công bố Báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2018 (APCI 2018).

APCI 2018 của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ là báo cáo đánh giá chi phí thực tế mà doanh nghiệp và tổ chức phải chi trả để thực hiện TTHC theo quy định hiện hành.

APCI 2018 được xây dựng nhằm đánh giá chi phí tuân thủ của doanh nghiệp để thực hiện các TTHC tại các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó xác định những nhóm TTHC đã và đang là gánh nặng về chi phí của doanh nghiệp.

Báo cáo dựa trên nền tảng là thông điệp của Chính phủ để phân tích những thành tựu cải cách TTHC của CP trong những năm qua và xác định dưa địa cải cách cho 8 nhóm TTHC quan trọng cho doanh nghiệp gồm: Khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; Thuế; Đầu tư; Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề; Hải quan; Đất đai; Môi trường và Xây dựng.

APCI 2018 gồm hai chỉ số thành phần, phản ánh hai loại chi phí chủ yếu mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả khi thực hiện TTHC là chi phí thời gian (thông qua đo lường về thời gian vật chất cần thiết của mỗi doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu tìm hiểu về TTHC cho đến khi hoàn tất việc thực hiện TTHC theo quy định hiện hành) và chi phí trực tiếp mà DN phải chi trả bằng tiền trong suốt quá trình thực hiện TTHC để nhận được kết quả TTHC.

Hai trong số ba nhóm thủ tục dẫn đầu với mức chi phí tuân thủ thấp nhất là nhóm Thuế và nhóm Hải quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Là cơ quan chủ trì xây dựng Luật Doanh nghiệp và nghị quyết số 19 (về cải thiện môi trường kinh doanh đầu tiên vào năm 2014), Bộ KH-ĐT đang có nhóm thủ tục đứng thứ hai trong bảng xếp hạng: nhóm thủ tục Khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh. Kết quả ghi nhận sự thay đổi tích cực, tuy nhiên, vẫn còn cách nhóm đứng đầu một khoảng cách khá dài tính theo chi phí tuân thủ.

Quán quân của bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018 là nhóm TTHC Thuế với chi phí tuân thủ là 73,75 nghìn đồng. Trong đó, thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục trong nhóm thủ tục này chỉ là 2,9 giờ làm việc. Đây là một trong những nhóm thủ tục được Ngân hàng Thế giới vinh danh trong Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh 2018 khi tăng gần 15/100 điểm so với năm 2017 (từ 57,99 lên 72,77 điểm).

Đứng thứ hai là nhóm TTHC Khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh với chi phí tuân thủ là 720,7 nghìn đồng. Trong đó, thời gian thực hiện được ghi nhận là 10,5 giờ làm việc của doanh nghiệp. Mức chi phí được ghi nhận cho nhóm thủ tục này ở APCI2018 dường như đang thấp hơn mức chi phí thuê tư vấn trọn gói phổ biến trên thị trường.

Điều này cho thấy các TTHC trong nhóm thủ tục này đang dần dễ hơn cho doanh nghiệp tự tìm hiểu và tự thực hiện với chi phí hợp lý hơn. Những cải cách này đã đem lại những kết quả đáng khích lệ với số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường ngày càng gia tăng. Năm 2016 đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam như là năm đầu tiên xác lập kỷ lục thành lập mới DN vượt ngưỡng 100.000 và trong quý đầu tiên 2018, số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là 35.200, tương đương với mức gần 400 doanh nghiệp mới thành lập và quay lại hoạt động một ngày.

Lần lượt phía sau là nhóm TTHC Hải quan; Đất đai; Giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh.

Từ hạng thứ 6 đến thứ 8 là nhóm TTHC Đầu tư, Môi trường và Xây dựng.

Đứng sau cùng trong bảng xếp hạng APCI 2018 là nhóm thủ tục Xây dựng với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng, gấp rất nhiều lần nhóm thủ tục quán quân của APCI 2018.

Mặc dù về chi phí thời gian, nhóm thủ tục này không nằm ở mức cao nhất (103,9 giờ làm việc và 2,15 triệu đồng) nhưng chi phí trực tiếp cao vượt trội đã làm nhóm thủ tục này trở nên “đắt đỏ” bậc nhất.

Bỏ sổ hộ khẩu, công dân chỉ xuất trình 3 thông tin khi làm thủ tục hành chính

Sau khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đưa vào vận hành, công dân chỉ cần xuất trình 3 thông tin...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Vũ ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN