Thu phí đường bộ: ĐBQH nói bỏ, Bộ trưởng Thăng bảo tuỳ

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) đề xuất loại bỏ thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện xe máy do đây là loại phí vô lý, hành thu phức tạp, số thu không nhiều...

Ý kiến này được ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đưa ra tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật phí, lệ phí sáng 18/6.

Phí đường bộ với xe máy là lạm thu

Theo ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh), việc thu phí, lệ phí không chỉ công khai minh bạch mà còn phải đảm bảo tính công bằng khi thu và sử dụng. Nghĩa là, luật phải tính tới quyền lợi, lợi ích của người dân một cách hợp lý, chứ không phải khi cung cấp dịch vụ là nghĩ ngay tới chuyện thu phí, lệ phí.

“Tuyệt đối không được tính tới lợi nhuận khi Nhà nước tính thu phí dịch vụ công. Còn nếu tính tới lợi nhuận thì phải xã hội hoá, không thể nhập nhèm giữa dịch vụ công và phí dịch vụ. Như thế thu phí, lệ phí sẽ khắc phục được việc lạm thu, tận thu và phí chồng phí”- ĐB Quyết Tâm nói.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) đề xuất loại bỏ thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện xe máy do đây là loại phí vô lý, hành thu phức tạp, số thu không nhiều...

Ý kiến này được ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đưa ra tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật phí, lệ phí sáng 18/6.

Theo ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh), việc thu phí, lệ phí không chỉ công khai minh bạch mà còn phải đảm bảo tính công bằng khi thu và sử dụng. Nghĩa là, luật phải tính tới quyền lợi, lợi ích của người dân một cách hợp lý, chứ không phải khi cung cấp dịch vụ là nghĩ ngay tới chuyện thu phí, lệ phí.

“Tuyệt đối không được tính tới lợi nhuận khi Nhà nước tính thu phí dịch vụ công. Còn nếu tính tới lợi nhuận thì phải xã hội hoá, không thể nhập nhèm giữa dịch vụ công và phí dịch vụ. Như thế thu phí, lệ phí sẽ khắc phục được việc lạm thu, tận thu và phí chồng phí”- ĐB Quyết Tâm nói.

Thu phí đường bộ: ĐBQH nói bỏ, Bộ trưởng Thăng bảo tuỳ - 1

 Bộ trưởng Đinh La Thăng và ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (phải) tranh luận về việc bỏ thu phí sử dụng đường bộ với xe máy sáng 18/6.

Cụ thể, vị nữ ĐB TP. Hồ Chí Minh đề xuất loại bỏ một số khoản phí vô lý ra khỏi danh mục thu phí, lệ phí. Bà Tâm kiến nghị, phải loại bỏ thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện xe máy, do đây là loại phí vô lý và người dân không đồng tình. “Loại phí này vừa không hợp lý, vừa thiếu công khai, khó minh bạch và thực hiện, nên loại bỏ ngay phí này...” – bà Tâm nhấn mạnh.

Địa phương có quyền “quyết” thu phí hay không?

Ngay sau phần phát biểu của ĐB Quyết Tâm, bên lề hành lang Quốc hội sáng 18/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, thu phí xe máy là thuộc trách nhiệm của HĐND tỉnh, thành phố, không thuộc trách nhiệm của TƯ. 

Trong văn bản hướng dẫn quy định thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy của Bộ Tài chính chỉ quy định mức tối đa, không quy định mức tối thiểu, tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương thì HĐND tỉnh quyết định có thu hay không. Tức là, quyết định mức thu bằng 0 hoặc quyết định đến mức thu tối đa là thuộc quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố.

“HĐND có quyền thu phí này từ 0 đồng tới mức cao nhất là 150.000 đồng/xe/tuỳ từng loại phân khối xe. Như vậy, quyết định mức thu từ 0 đồng là quyền của thành phố, tỉnh. Tiền thu phí này dùng để bảo trì cho đường, thôn, xóm, xã huyện, đường của tỉnh”- Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.

Ông tiếp lời: "Với những đối tượng được miễn thu là người nghèo, vùng sâu, vùng xa, chuẩn nghèo cũng do HĐND tỉnh, thành phố quyết định. Với địa phương chưa có quy định chuẩn nghèo thì căn cứ vào mức chuẩn nghèo của Thủ tướng quy định để địa phương triển khai thực hiện".

“Tóm lại việc quyết định có thu phí hay không thu phi là do HĐND tỉnh, thành phố quyết định, tiền này cũng để cho địa phương đó bảo trì đường”- tư lệnh ngành giao thông khẳng định một lần nữa.

Ông cũng cho biết thêm, hiện nay Quỹ bảo trì đường bộ đang lấy ý kiến của các tỉnh, thành phố đánh giá sau 2 năm, bắt đầu từ năm 2013 đến bây giờ để xem ý kiến người dân, tỉnh thế nào. Hiện nay đã có 27 tỉnh trả lời, trong đó có 2 tỉnh đề nghị bỏ thu phí xe máy là Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai; 25 tỉnh đồng ý thu nhưng đề nghị có chế tài xử phạt đối với những người không nộp.

Bộ trưởng Thăng nói: “Trên cơ sở ý kiến của các địa phương, người dân thì văn phòng quỹ bảo trì đường bộ sẽ tổng hợp để có những đề xuất”.

Tuy nhiên, giải thích của trưởng ngành giao thông ngay lập tức được ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm “bác” lại. Theo bà, Pháp lệnh phí và lệ phí hiện nay quy định, địa phương không được quyền quyết định đặt ra bất kỳ một loại phí, lệ phí nào mà chỉ được quyết thu trong khung quy định của Bộ Tài chính.

Bà Tâm giải thích, Bộ Tài chính quy định mức khung tối đa, tối thiểu thu phí đối với xe máy trên sự phân chia từng loại phân khối. HĐND chỉ được quyết trong khung này, như HĐND TP. Hồ Chí Minh chỉ quyết mức thu phí thấp nhất đối với mỗi loại xe.

“Mức quy định hiện nay không phải 0 đồng với tất cả loại xe mà chỉ là với từng loại cụ thể. Ví dụ, HĐND thấy việc giữa loại xe 100cc và 110cc tác động tới làm hỏng đường là không khác nhau nhưng khung phí quy định thu của Bộ Tài chính lại khác nhau, mình muốn đưa về khung thấp hơn cũng không được. Địa phương làm chệch khung này là vi phạm pháp luật, chứ làm gì có chuyện 0 đồng”- bà Tâm nói.

Khi quyết định chính sách phải tính tới sự công bằng xã hội, giả sử thu loại này 0 đồng nhưng loại xe khác chỉ chênh lên 10cc mà thu phí cao hơn thì thử hỏi công bằng ở đâu? Cho nên HDND các tỉnh thành chỉ được quyết trong khung đó, chứ không có quyền thu hay không thu.

Điều 112 của Hiến pháp nêu rõ: Chính quyền địa phương được quyết định những vấn đề của địa phương do luật định. Nên luật phải quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương thì mới hợp hiến. Còn nếu chính quyền địa phương thực hiện quy định theo văn bản dưới luật quy định thì lại vi hiến, vì thế trong luật này phải quy định rõ.

“Vì sao TP. Hồ Chí Minh là địa phương tiến hành thu phí này chậm nhất trong 63 tỉnh, thành vì thực tế, mức thu phí này không hợp lý, chính quyền địa phương không muốn thu khoản này nhưng không thu không được vì đã là quy định rồi.

HĐND buộc phải ban hành vì làm gì có quyền quyết, nếu có quyền quyết thì việc gì chúng tôi phải đề nghị lên Quốc hội loại bỏ thu loại phí này”- Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh trăn trở.

Trước câu hỏi trong trường hợp bãi bỏ quy định thu phí này thì có nên trả lại tiền cho những người dân đã nộp khoản phí này hay không? ĐB Quyết Tâm bày tỏ, không nên tính tới chuyện hồi tố mà tính tới quyền lợi của người dân khi ban hành chính sách sẽ hợp lý hơn. 

Đối thoại giữa Bộ trưởng Đinh La Thăng và ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) về loại bỏ hay không thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi rất cám ơn chị Tâm đã thấu hiểu và hoàn toàn chia sẻ với những ý kiến chị Tâm vừa nêu. Nhưng tôi xin khẳng định lần nữa, theo quy định của luật thì chúng ta phải thu phí xe máy. Nhưng trong luật, nghị định và thông tư hướng dẫn cũng quy định chỉ quy định mức thu tối đa, không quy định mức thu tối thiểu. Điều đó có nghĩa HĐND cấp tỉnh, thành phố có quyền quyết định mức thu bằng 0, tức không thu tiền. Đối tượng thu cũng do HĐND tỉnh quyết định, đối tượng nghèo, đối tượng vùng sâu vùng xa thì không phải thu phí.

Tiền thu này dành để bảo trì cho đường địa phương bao gồm đường thôn, xã, huyện... chứ không phải để bảo trì đường quốc lộ. Còn chuyện địa phương để lầy lội thôn xóm là trách nhiệm của địa phương, địa phương phải cân đối cho đầy đủ để có tiền làm con đường đó, công bằng giữa vùng này với vùng khác, đó là trách nhiệm của địa phương.

Xin khẳng định lại với chị Tâm lần nữa, luật đã cho phép, HĐND có quyền quyết định mức thu phí xe máy của toàn bộ người dân TP. Hồ Chí Minh bằng 0 đồng.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Thưa Bộ trưởng không phải như vậy, tôi ví dụ trong khung mà Bộ Tài chính cho phép, ví dụ xe từ trên 100cc đến 175 cc mức thu tối thiểu, tối đa và mức thu tối thiểu là 100.000 đồng/xe, nên HĐND TP. Hồ Chí Minh quyết định mức thu tối thiểu là 100.000 đồng/xe, chúng tôi có muốn hạ xuống nữa cũng không được vì đã có khung “chặn” rồi, chứ không phải như Bộ trưởng đặt vấn đề là 0 đồng.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Cảm ơn chị, đấy là quy định cũ có mức tối thiểu và mức tối đa, chị nói hoàn toàn đúng. Nhưng bây giờ đã có quy định mới là chỉ quy định mức tối đa, không quy định mức tối thiểu. Có nghĩa xe đến 175 phân khối thu từ 0 đồng đến 100.000 đồng. Trên 100 phân khối là thu từ 0 đồng đến 150.000 đồng. Đó là thẩm quyền quyết định của HĐND

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Thưa Bộ trưởng, khi HĐND TP. Hồ Chí Minh thì thực hiện theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính và chúng tôi cũng là địa phương cuối cùng xem xét, quyết định mức thu phí này trong 63 tỉnh, thành phố. Khi HĐND quyết định thu thì chúng tôi đã căn cứ vào tất cả các quy định mới nhất của Bộ Tài chính và đã áp dụng mức thu phí thấp nhất cho người dân thành phố…

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Để bây giờ thông thoáng cho địa phương, bây giờ chỉ quy định mức tối đa, không quy định mức tối thiểu để cho các địa phương được toàn quyền quyết định là mức thu có thể bằng 0 đến mức tối đa theo quy định.

Sáng mai sẽ tặng chị bản đấy. Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh là trăn trở việc này lắm nên thành phố là địa phương quyết định cuối cùng để thu phí.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Nếu có quy định mới và có mức thu bằng 0 thì nhất định HĐND thành phố sẽ quyết định mức thu bằng 0.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trường Giang (Infonet.vn)
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN