Thi công nước rút để kịp thông xe cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ngày 30-4

Sự kiện: Tin nóng

Các kỹ sư trên công trường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây khẳng định, 10 ngày nữa diện mạo của tuyến cao tốc này sẽ khác hoàn toàn và chắc chắn ngày 30-4 tới đây sẽ thông xe toàn tuyến.

Video: Thi công nước rút để kịp thông xe cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây ngày 30-4

Ngày 12-4, chúng tôi có mặt trên công trường dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây nơi đang trong giai đoạn thi công nước rút để kịp đưa vào khánh thành vào ngày 30-4 tới đây.

Nút giao Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Ảnh PN.

Nút giao Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Ảnh PN.

Chỉ còn chưa tới 18 ngày nữa, tuyến cao tốc này buộc phải hoàn thành theo quyết tâm của Bộ GTVT, Ban quản lý dự án Thăng Long và các nhà thầu.

Biển báo đoạn qua huyện Hàm Tân. Ảnh PN.

Biển báo đoạn qua huyện Hàm Tân. Ảnh PN.

Rất nhiều đoạn đã hoàn thành, sơn kẻ đường, lắp hộ lan, hàng rào và đặt biển báo.

Nhiều đoạn đường đã sơn, kẻ. Ảnh PN.

Nhiều đoạn đường đã sơn, kẻ. Ảnh PN.

Chúng tôi đã đi xuyên suốt tuyến cao tốc dài 99km này từ nút giao Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đến nút giao kết nối với cao tốc Long Thành-Dầu Giây tại Km43+125, thuộc địa phận xã huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và ghi nhận toàn bộ sáu nút giao; 65 cầu gồm 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt đã hoàn thành.

Cầu vượt tại nút giao với cao tốc Long Thành-Dầu Giây. Ảnh PN.

Cầu vượt tại nút giao với cao tốc Long Thành-Dầu Giây. Ảnh PN.

Nhiều đoạn, nhà thầu đã đưa dải phân cách bằng bê tông ra giữa đường chặn các phương tiện, yêu cầu rẽ hướng khác để hoàn thành phần thảm nhựa nóng cuối cùng.

Nhà thầu đang thảm nhựa nóng lần cuối. Ảnh PN.

Nhà thầu đang thảm nhựa nóng lần cuối. Ảnh PN.

Tại gói thầu XL2, đoạn qua huyện Hàm Tân, nhà thầu đang triển khai lắp hộ lan và khoan đá núi để thi công hệ thống rào bê tông để chống sạt lở.

Công nhân đu dây khoan đá núi đoạn qua Hàm Tân. Ảnh PN.

Công nhân đu dây khoan đá núi đoạn qua Hàm Tân. Ảnh PN.

Tại Km47+500 (xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận, giáp ranh với huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), vị trí đặt trạm dừng chân cũng đang được huy động cơ giới san ủi mặt bằng.

San lấp mặt bằng vị trí đặt trạm dừng chân. Ảnh PN.

San lấp mặt bằng vị trí đặt trạm dừng chân. Ảnh PN.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 có tổng chiều dài 99 km (Bình Thuận dài 47,67Km; Đồng Nai dài 51,33 km).

Đoạn qua QL1A tại Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh PN.

Đoạn qua QL1A tại Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh PN.

Dự án đi qua địa phận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và qua địa phận huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Đoạn qua rừng cao su Đồng Nai. Ảnh PN.

Đoạn qua rừng cao su Đồng Nai. Ảnh PN.

Dự án khởi công tháng 9-2020, kế hoạch hoàn thành tháng 12-2022. Tuy nhiên sau đó phải điều chỉnh lại và dự kiến khánh thành, đưa vào khai thác vào ngày 30-4-2023.

Nhiều đoạn đã thi công hoàn chỉnh. Ảnh PN.

Nhiều đoạn đã thi công hoàn chỉnh. Ảnh PN.

Trao đổi với PLO, các kỹ sư trên công trường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây khẳng định, 10 ngày nữa diện mạo của tuyến cao tốc này sẽ khác hoàn toàn và chắc chắn ngày 30-4 tới đây sẽ thông xe toàn tuyến.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG NAM ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN