Tận thấy phong cách "Xứ Đông Dương" trong thiết kế cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng

Sự kiện: Thời sự

Tư vấn thiết kế vừa hoàn thành phối cảnh kỹ thuật hình ảnh cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng sau một số đóng góp của đại diện sở ngành Hà Nội. Tuy nghiêng về phong cách “Xứ Đông Dương” nhưng Tư vấn vẫn trình thiết kế cả 3 phương án xây dựng cầu để UBND thành phố cho ý kiến, lựa chọn.

Phương án thiết kế số 1 - Tháp dây văng:

Toàn cảnh cầu theo phương án thiết kế trụ dây văng. Phối màu chủ đạo là trắng ánh vàng đồng. Trụ tháp có phương án ốp đá hoặc chất liệu có tính phản xạ tạo mỹ quan.

Toàn cảnh cầu theo phương án thiết kế trụ dây văng. Phối màu chủ đạo là trắng ánh vàng đồng. Trụ tháp có phương án ốp đá hoặc chất liệu có tính phản xạ tạo mỹ quan.

Tháp trụ trung tâm của cầu: Được thiết kế kiểu dáng đăng đối, nghiêm cẩn - tượng trưng cho hình ảnh vị Quốc Công Tiết Chế chỉ huy toàn quân thời xưa.

Tháp trụ trung tâm của cầu: Được thiết kế kiểu dáng đăng đối, nghiêm cẩn - tượng trưng cho hình ảnh vị Quốc Công Tiết Chế chỉ huy toàn quân thời xưa.

Mặt cầu với 6 làn xe. Ngoài ra cầu cũng có 2 làn đường tản bộ ở cánh gà.

Mặt cầu với 6 làn xe. Ngoài ra cầu cũng có 2 làn đường tản bộ ở cánh gà.

Phương án thiết kế số 2 - Tháp vòm:

Toàn cảnh cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế theo tháp vòm. Màu chủ đạo là trắng ánh cam.

Toàn cảnh cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế theo tháp vòm. Màu chủ đạo là trắng ánh cam.

Đường nét cong cong của mái cầu ẩn dụ hình ảnh hạc sải rộng, vươn mình.

Đường nét cong cong của mái cầu ẩn dụ hình ảnh hạc sải rộng, vươn mình.

Mặt cầu và mái vòm cách điệu kết hợp dây cáp.

Mặt cầu và mái vòm cách điệu kết hợp dây cáp.

Cầu về đêm, được chiếu sáng nhờ hệ thống đèn led bám sườn vòm.

Cầu về đêm, được chiếu sáng nhờ hệ thống đèn led bám sườn vòm.

Phương án thiết kế số 3 - Phong cách “Xứ Đông Dương”:

Hình dánh cầu mang phong cách thiết kế "Xứ Đông Dương". Cầu nổi bật với trụ tháp 2 bên. Phía trụ cầu giáp bờ phía nội thành còn được thiết kế một quán nghỉ bên dưới dầm cầu, có cầu thang lên xuống hai bên để phục vụ người dân và khách du lịch tản bộ khi lên cầu.

Hình dánh cầu mang phong cách thiết kế "Xứ Đông Dương". Cầu nổi bật với trụ tháp 2 bên. Phía trụ cầu giáp bờ phía nội thành còn được thiết kế một quán nghỉ bên dưới dầm cầu, có cầu thang lên xuống hai bên để phục vụ người dân và khách du lịch tản bộ khi lên cầu.

Cận cảnh trụ tháp cầu. Màu chủ đạo là be nhạt, trụ tháp được xây dựng bằng vật liệu đắp tạo kiểu. Các phần khắc chìm có phương án sơn màu nâu hoặc ốp đá cùng tông để tạo điểm nhấn.

Cận cảnh trụ tháp cầu. Màu chủ đạo là be nhạt, trụ tháp được xây dựng bằng vật liệu đắp tạo kiểu. Các phần khắc chìm có phương án sơn màu nâu hoặc ốp đá cùng tông để tạo điểm nhấn.

Bên trên đỉnh tháp. Hai trụ tháp ở 2 bên thành cầu được nối liền bằng cầu dẫn, vừa tạo sự vững chắc vừa tạo cảnh quan.

Bên trên đỉnh tháp. Hai trụ tháp ở 2 bên thành cầu được nối liền bằng cầu dẫn, vừa tạo sự vững chắc vừa tạo cảnh quan.

Mặt cầu 6 làn xe, hai bên cánh gà là đường tản bộ, cây xanh tạo cảnh quan.

Mặt cầu 6 làn xe, hai bên cánh gà là đường tản bộ, cây xanh tạo cảnh quan.

Toàn cảnh cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế theo phương án kiến trúc "Xứ Đông Dương" nhìn từ trên cao. Ý tưởng thiết kế này đã thu được đánh là có vẻ đẹp cổ kính, hài hòa kiến trúc khu vực. Phương án này được Hội đồng tư vấn gồm 13 thành viên cho 1.261 điểm, cao nhất trong cả 3 phương án thiết kế.

Toàn cảnh cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế theo phương án kiến trúc "Xứ Đông Dương" nhìn từ trên cao. Ý tưởng thiết kế này đã thu được đánh là có vẻ đẹp cổ kính, hài hòa kiến trúc khu vực. Phương án này được Hội đồng tư vấn gồm 13 thành viên cho 1.261 điểm, cao nhất trong cả 3 phương án thiết kế.

Theo phương án thiết kế số 3, cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên là dạng dầm hộp, thi công bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có mặt cắt rộng 33,5 mét tương đương 6 làn xe, phần cầu chính dài 828 mét; chiều dài toàn tuyến của cầu (gồm cả đường dẫn, các nút giao cắt) là 5,5km.

Phương án "Xứ Đông Dương" mang ý tưởng kết nối hiện tại và tương lai, kết nối địa danh lịch sử, các khu vực trung tâm nội đô lịch sử phía Nam sông Hồng với khu vực trung tâm phát triển phía Bắc sông Hồng. Thiết kế, mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ về một xứ sở đầy màu sắc, sinh động mà Hà Nội là thủ phủ - xứ Đông Dương.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngắm cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng 9.000 tỷ Hà Nội đang nghiên cứu

Hà Nội đang chuẩn bị phương án đầu tư xây dựng dự án cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trọng Đảng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN