Tấm bia đá cổ nhất Việt Nam có gì đặc biệt?

Sự kiện: 24h vạn dặm

Theo các nhà khảo cổ, đây là tấm bia có hình dáng đặc biệt, không giống với bất cứ tấm bia nào tìm thấy trước đó.

Nghè làng thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) được công nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hóa năm 2013. Trải qua các giai đoạn lịch sử và chiến tranh tàn phá, nghè vẫn được nhân dân gìn giữ, trùng tu, là chốn linh thiêng của làng. Đặc biệt tại nghè hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó có tấm bia đá rất có giá trị, nói nên chứng tích của nghè.

Nghè làng thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) được công nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hóa năm 2013. Trải qua các giai đoạn lịch sử và chiến tranh tàn phá, nghè vẫn được nhân dân gìn giữ, trùng tu, là chốn linh thiêng của làng. Đặc biệt tại nghè hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó có tấm bia đá rất có giá trị, nói nên chứng tích của nghè.

Tấm bia được đặt bên phải nghè và được trông coi, bảo vệ ngày đêm. Ông Nguyễn Huy Đại, 65 tuổi, thủ từ đền Thanh Hoài cho biết, tấm bia vỡ làm đôi nhưng đã được gắn lại bằng xi măng.

Tấm bia được đặt bên phải nghè và được trông coi, bảo vệ ngày đêm. Ông Nguyễn Huy Đại, 65 tuổi, thủ từ đền Thanh Hoài cho biết, tấm bia vỡ làm đôi nhưng đã được gắn lại bằng xi măng.

Theo ông Đại, trước kia bia còn nguyên vẹn chỉ có một vết nứt chéo ngang thân bia. Năm 1967, máy bay Mỹ bị rơi trúng địa phận thôn Thanh Hoài, cách bia khoảng 300m. Khi bộ đội công binh cho nổ các quả bom còn sót lại đã gây ra chấn động khiến tấm bia bị vỡ làm đôi.

Theo ông Đại, trước kia bia còn nguyên vẹn chỉ có một vết nứt chéo ngang thân bia. Năm 1967, máy bay Mỹ bị rơi trúng địa phận thôn Thanh Hoài, cách bia khoảng 300m. Khi bộ đội công binh cho nổ các quả bom còn sót lại đã gây ra chấn động khiến tấm bia bị vỡ làm đôi.

Từ khi bia bị vỡ thì dân làng xếp vào chái nhà của nghè, trong một thời gian dài, tấm bia quý giá bị rơi vào quên lãng. Năm 2013, ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh đi khảo sát xếp hạng di tích, các chuyên gia lược dịch mới biết đây là tấm bia cổ quý giá nên một thời gian sau bia được gắn lại, đặt trong lầu bảo quản tránh mưa, nắng”  ông Đại cho hay.

Từ khi bia bị vỡ thì dân làng xếp vào chái nhà của nghè, trong một thời gian dài, tấm bia quý giá bị rơi vào quên lãng. Năm 2013, ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh đi khảo sát xếp hạng di tích, các chuyên gia lược dịch mới biết đây là tấm bia cổ quý giá nên một thời gian sau bia được gắn lại, đặt trong lầu bảo quản tránh mưa, nắng”  ông Đại cho hay.

Ông Đại cho biết thêm, TS Lê Viết Nga, lúc đó là giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh khẳng định: “Theo như nội dung khắc ở hai mặt tấm văn bia thì văn bia này có niên đại vào đầu thế kỷ thứ 4, tức thời Đông Ngô bên Trung Quốc. Tại bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có lưu giữ một trong những tấm bia đá cổ - niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14, tức năm 618. So về niên đại, tấm bia này cách xa tấm bia ở Bắc Ninh. Từ đó, các nhà khảo cổ khẳng định, bia đá nghè Thanh Hoài là bia đá cổ nhất ở Việt Nam được tìm thấy”.

Ông Đại cho biết thêm, TS Lê Viết Nga, lúc đó là giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh khẳng định: “Theo như nội dung khắc ở hai mặt tấm văn bia thì văn bia này có niên đại vào đầu thế kỷ thứ 4, tức thời Đông Ngô bên Trung Quốc. Tại bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có lưu giữ một trong những tấm bia đá cổ - niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14, tức năm 618. So về niên đại, tấm bia này cách xa tấm bia ở Bắc Ninh. Từ đó, các nhà khảo cổ khẳng định, bia đá nghè Thanh Hoài là bia đá cổ nhất ở Việt Nam được tìm thấy”.

Kết cấu của bia gồm 2 phần, thân bia và đế bia. Thân bia được tạo tác bởi một phiến đá lớn, phần đầu bia được đục vát hai bên thành hình tam giác, tạo thành trán bia.

Kết cấu của bia gồm 2 phần, thân bia và đế bia. Thân bia được tạo tác bởi một phiến đá lớn, phần đầu bia được đục vát hai bên thành hình tam giác, tạo thành trán bia.

Đế bia là một khối đá hình hộp chữ nhật nhìn rất đồ sộ. Chiều cao của tấm bia là 2m, rộng 1m và độ dày là 15cm. Phần đế bia có chiều dài 1,36m, rộng 1m và cao 0,5m.

Đế bia là một khối đá hình hộp chữ nhật nhìn rất đồ sộ. Chiều cao của tấm bia là 2m, rộng 1m và độ dày là 15cm. Phần đế bia có chiều dài 1,36m, rộng 1m và cao 0,5m.

Cả 2 mặt bia còn khoảng 300 chữ có thể đọc được, mỗi mặt lại được viết theo một lối chữ khác nhau

Cả 2 mặt bia còn khoảng 300 chữ có thể đọc được, mỗi mặt lại được viết theo một lối chữ khác nhau

Mặt thứ nhất có dòng niên đại Kiến Hưng nhị niên (314) còn khoảng 120 chữ được viết theo phong cách Lệ thư.

Mặt thứ nhất có dòng niên đại Kiến Hưng nhị niên (314) còn khoảng 120 chữ được viết theo phong cách Lệ thư.

Mặt thứ hai có niên đại Tống Nguyên Gia chấp thất niên (450) còn khoảng 150 chữ được viết theo phong cách Khải thư. Nét chữ ở cả 2 mặt đều được khắc sâu và rõ nét

Mặt thứ hai có niên đại Tống Nguyên Gia chấp thất niên (450) còn khoảng 150 chữ được viết theo phong cách Khải thư. Nét chữ ở cả 2 mặt đều được khắc sâu và rõ nét

Do có niên đại sớm nên tấm bia bị cũ và rỗ nhiều

Do có niên đại sớm nên tấm bia bị cũ và rỗ nhiều

Hiện vẫn còn dấu vết bom, đạn trên tấm bia

Hiện vẫn còn dấu vết bom, đạn trên tấm bia

Tấm bia cổ được dân làng coi như bảo vật, hằng ngày ông thủ từ quét dọn, lên hương và đón du khách thập phương về chiêm ngưỡng tấm bia cổ.

Tấm bia cổ được dân làng coi như bảo vật, hằng ngày ông thủ từ quét dọn, lên hương và đón du khách thập phương về chiêm ngưỡng tấm bia cổ.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Quang ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN