Sau dịch chuyển quốc tự tại Huế, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư tái xuất cứu nhà thờ bị lún

Sự kiện: Nhịp sống 24h

“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư (ngụ TP. HCM) - người từng xử lý, di dời thành công nhiều công trình kiến trúc trên cả nước, trong đó có ngôi “quốc tự” Diệu Đế tại Huế - đang cùng cộng sự bắt tay xử lý sự cố nghiêng lún của một ngôi nhà thờ họ có trọng lượng ước tính 1.500 tấn tọa lạc ở xã Phú Dương, TP Huế.

Tháng 10/2022, người dân Huế bất ngờ về việc ngôi chánh điện “quốc tự” Diệu Đế (phường Gia Hội, TP Huế) nặng khoảng 1.000 tấn được ông Nguyễn Văn Cư (người TT-Huế, làm việc tại TP.HCM) cùng cộng sự dịch chuyển thành công về vị trí mới, cách nơi cũ chừng 18 mét, nhằm bảo tồn tính nguyên trạng của di tích và bảo vệ bức tranh quý “Long vân khế hội” trên trần ngôi chánh điện.

Tháng 10/2022, người dân Huế bất ngờ về việc ngôi chánh điện “quốc tự” Diệu Đế (phường Gia Hội, TP Huế) nặng khoảng 1.000 tấn được ông Nguyễn Văn Cư (người TT-Huế, làm việc tại TP.HCM) cùng cộng sự dịch chuyển thành công về vị trí mới, cách nơi cũ chừng 18 mét, nhằm bảo tồn tính nguyên trạng của di tích và bảo vệ bức tranh quý “Long vân khế hội” trên trần ngôi chánh điện.

Trước đó, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư từng di chuyển, xử lý sự cố nghiêng lún nhiều công trình nặng hàng nghìn tấn tại nhiều nơi trong cả nước.

Trước đó, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư từng di chuyển, xử lý sự cố nghiêng lún nhiều công trình nặng hàng nghìn tấn tại nhiều nơi trong cả nước.

Sau khi xử lý, dịch chuyển thành công ngôi chánh điện chùa Diệu Đế, ông Nguyễn Văn Cư được chính quyền TP Huế đặt vấn đề di dời căn biệt thự Pháp cổ trên đường Lê Lợi, cạnh sông Hương, về vị trí mới phù hợp để thực hiện công tác bảo tồn.

Sau khi xử lý, dịch chuyển thành công ngôi chánh điện chùa Diệu Đế, ông Nguyễn Văn Cư được chính quyền TP Huế đặt vấn đề di dời căn biệt thự Pháp cổ trên đường Lê Lợi, cạnh sông Hương, về vị trí mới phù hợp để thực hiện công tác bảo tồn.

Mới đây, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư và cộng sự lại được một người dân TP Huế nhờ xử lý một công trình nhà thờ họ quy mô xây dựng bề thế, có trọng lượng ước khoảng 1.500 tấn, bị nghiêng lún tại thôn Dương Nỗ Cồn (xã Phú Dương, Huế).

Mới đây, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư và cộng sự lại được một người dân TP Huế nhờ xử lý một công trình nhà thờ họ quy mô xây dựng bề thế, có trọng lượng ước khoảng 1.500 tấn, bị nghiêng lún tại thôn Dương Nỗ Cồn (xã Phú Dương, Huế).

Đây là công trình được xây dựng hơn 10 năm trước, sau đó xuất hiện dấu hiệu nghiêng lún. Về lâu dài, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, gây nguy hiểm cho toàn bộ công trình.

Đây là công trình được xây dựng hơn 10 năm trước, sau đó xuất hiện dấu hiệu nghiêng lún. Về lâu dài, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, gây nguy hiểm cho toàn bộ công trình.

Sau khi tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin, người chủ của ngôi nhà thờ đã tìm đến “thần đèn” Nguyễn Văn Cư và cộng sự nhờ can thiệp, xử lý sự cố nghiêng lún bất thường này.

Sau khi tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin, người chủ của ngôi nhà thờ đã tìm đến “thần đèn” Nguyễn Văn Cư và cộng sự nhờ can thiệp, xử lý sự cố nghiêng lún bất thường này.

Sau khi khảo sát thực tế, ông Cư nhận định, ngôi nhà thờ được xây dựng với kết cấu quy mô nhưng phần móng lại đơn giản, nên thiếu khả năng chịu lực, dẫn đến nghiêng lún theo thời gian.

Sau khi khảo sát thực tế, ông Cư nhận định, ngôi nhà thờ được xây dựng với kết cấu quy mô nhưng phần móng lại đơn giản, nên thiếu khả năng chịu lực, dẫn đến nghiêng lún theo thời gian.

Trước tình trạng đó, “thần đèn” đã huy động một khối lượng máy móc đồ sộ từ miền Nam ra để tiến hành các công đoạn như xử lý móng, ép cọc bê tông, gia cố móng…

Trước tình trạng đó, “thần đèn” đã huy động một khối lượng máy móc đồ sộ từ miền Nam ra để tiến hành các công đoạn như xử lý móng, ép cọc bê tông, gia cố móng…

“Thần đèn” và các cộng sự đã cho đào mở cả 4 phía của công trình nhà thờ, bóc gỡ các lớp vật chất dưới nền móng.

“Thần đèn” và các cộng sự đã cho đào mở cả 4 phía của công trình nhà thờ, bóc gỡ các lớp vật chất dưới nền móng.

Các tim cọc lần lượt được các công nhân dùng phương tiện máy móc ép xuống rồi cấy trụ.

Các tim cọc lần lượt được các công nhân dùng phương tiện máy móc ép xuống rồi cấy trụ.

Tiếp đó, các bộ kích thủy lực được sử dụng để nâng phần bị nghiêng lún lên vị trí ban đầu.

Tiếp đó, các bộ kích thủy lực được sử dụng để nâng phần bị nghiêng lún lên vị trí ban đầu.

Sau khi phần trụ mới được ép xong, đội ngũ công nhân do “thần đèn” Nguyễn Văn Cư chỉ huy cho hàn nối với khung dầm ngôi nhà, cố định lại bằng bê tông cốt thép để giữ kết cấu cân bằng như trước.

Sau khi phần trụ mới được ép xong, đội ngũ công nhân do “thần đèn” Nguyễn Văn Cư chỉ huy cho hàn nối với khung dầm ngôi nhà, cố định lại bằng bê tông cốt thép để giữ kết cấu cân bằng như trước.

Ông Nguyễn Văn Cư (sinh năm 1955, quê huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) hiện làm việc tại TP. HCM. Từ một người chuyên kinh doanh lốp ô tô, ông Cư chuyển sang lĩnh vực xây dựng. Năm 2004, ông Cư bắt đầu bắt tay xử lý những công trình bị sự cố, nghiêng lún và trở nên nổi tiếng bởi khi di dời thành công nhiều công trình nặng hàng nghìn tấn ở TP HCM và các địa phương lân cận.

Nguồn: [Link nguồn]

“Thần đèn” bật mí chiêu chuyển dịch chính điện ngôi chùa 1.000 tấn ở Huế

Sau khi đổ hệ đà bê tông dài 180m, “thần đèn” tiến hành dịch chuyển ngôi chính điện 1.000 tấn của ngôi chùa có bức tranh Long vân khế hội ở Huế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN