Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào?

Sự kiện: Tin nóng

Con đường gốm sứ, Bảo tàng Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy … là những công trình tiêu biểu của Thủ đô đã được khánh thành vào dịp Đại lễ kỷ niệm Hà Nội ngàn năm tuổi. Sau 10 năm, nhiều công trình đã thay đổi rõ nét.

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 1 Trong số những công trình trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tiêu biểu trong số này phải kể đến “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới".  Công trình dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Sau 10 năm, mặc dù đã qua nhiều lần đại tu, tuy nhiên đến hiện tại con đường vẫn còn có một số đoạn đã xuống cấp, nhiều mảng gốm bị phồng rộp, nứt vỡ, bong tróc. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, bức tranh gốm được xây dựng cạnh đường giao thông, độ rung lớn và thời tiết khắc nghiệt cũng tác động đến độ bền của tranh.  

Trong số những công trình trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tiêu biểu trong số này phải kể đến “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới".  Công trình dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Sau 10 năm, mặc dù đã qua nhiều lần đại tu, tuy nhiên đến hiện tại con đường vẫn còn có một số đoạn đã xuống cấp, nhiều mảng gốm bị phồng rộp, nứt vỡ, bong tróc. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, bức tranh gốm được xây dựng cạnh đường giao thông, độ rung lớn và thời tiết khắc nghiệt cũng tác động đến độ bền của tranh.  

Để mở rộng tuyến đường Nghi Tàm và Âu Cơ, đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, UBND TP Hà Nội đã cho phá dỡ hơn 600m trên "con đường gốm sứ" ven đê sông Hồng vào tháng 6/2020

Để mở rộng tuyến đường Nghi Tàm và Âu Cơ, đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, UBND TP Hà Nội đã cho phá dỡ hơn 600m trên "con đường gốm sứ" ven đê sông Hồng vào tháng 6/2020

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 4 Công trình Bảo tàng Hà Nội khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 6/10/2010, là công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bảo tàng Hà Nội được xây dựng trong khuôn viên khu đất rộng khoảng 54.000m2, tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng (tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Công trình có hình dạng kim tự tháp ngược, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm, cao 30,7 m. Sau 10 năm, diện mạo Bảo tàng Hà Nội không thay đổi, một số công trình phụ bên ngoài được xây dựng. Nhưng đến nay chưa hoàn thành trưng bày nội thất để có thể mở cửa đón khách tham quan vì vậy khách đến bảo tàng rất ít. Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cho biết tháng 8/2020, đơn vị này sẽ khởi công xây dựng trưng bày nội thất bảo tàng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 để mở cửa đón khách tham quan. 

Công trình Bảo tàng Hà Nội khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 6/10/2010, là công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bảo tàng Hà Nội được xây dựng trong khuôn viên khu đất rộng khoảng 54.000m2, tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng (tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Công trình có hình dạng kim tự tháp ngược, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm, cao 30,7 m. Sau 10 năm, diện mạo Bảo tàng Hà Nội không thay đổi, một số công trình phụ bên ngoài được xây dựng. Nhưng đến nay chưa hoàn thành trưng bày nội thất để có thể mở cửa đón khách tham quan vì vậy khách đến bảo tàng rất ít. Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cho biết tháng 8/2020, đơn vị này sẽ khởi công xây dựng trưng bày nội thất bảo tàng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 để mở cửa đón khách tham quan. 

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 6 Công viên Hòa Bình được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, khánh thành dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội 10/10/2010. Đây được coi là công viên có kiến trúc hiện đại nhất thủ đô thời điểm đó. Sau 2 năm đưa vào hoạt động, một số hạng mục xuống cấp nhưng đã được sửa chữa. Sau 10 năm, diện mạo công viên xanh, đẹp hơn bởi các hạng mục đã hoàn thiện, cây đã phủ bóng mát, các con đường trong công viên sạch sẽ

Công viên Hòa Bình được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, khánh thành dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội 10/10/2010. Đây được coi là công viên có kiến trúc hiện đại nhất thủ đô thời điểm đó. Sau 2 năm đưa vào hoạt động, một số hạng mục xuống cấp nhưng đã được sửa chữa. Sau 10 năm, diện mạo công viên xanh, đẹp hơn bởi các hạng mục đã hoàn thiện, cây đã phủ bóng mát, các con đường trong công viên sạch sẽ

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 8 Hình ảnh cổng Công viên Hòa Bình thay đổi diện mạo sau 10 năm. Các hạng mục đã thay đổi rất nhiều, nhìn đẹp và bền theo thời gian

Hình ảnh cổng Công viên Hòa Bình thay đổi diện mạo sau 10 năm. Các hạng mục đã thay đổi rất nhiều, nhìn đẹp và bền theo thời gian

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 10 Là một trong 7 cầu vượt sông Hồng trên địa bàn Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng do thành phố Hà Nội đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng, chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông, đường hai cầu và các nút giao thông khác mức là 5,8 km. Đây là công trình trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Là một trong 7 cầu vượt sông Hồng trên địa bàn Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng do thành phố Hà Nội đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng, chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông, đường hai cầu và các nút giao thông khác mức là 5,8 km. Đây là công trình trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 12 Sau 10 năm, cầu không thay đổi nhiều. Thời điểm khách thành cầu, hai đầu cầu rất ít nhà cao tầng mọc lên. Hiện tại, rất nhiều nhà cao tầng được xây dựng, dày đặc nhất bên đầu quận Hai Bà Trưng với nhiều khu đô thị

Sau 10 năm, cầu không thay đổi nhiều. Thời điểm khách thành cầu, hai đầu cầu rất ít nhà cao tầng mọc lên. Hiện tại, rất nhiều nhà cao tầng được xây dựng, dày đặc nhất bên đầu quận Hai Bà Trưng với nhiều khu đô thị

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 14 Đại lộ Thăng Long được khánh thành dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội  và hiện tại. Các tiểu cảnh trên giải phân cách có thay đổi so với thời điểm khánh thành. 

Đại lộ Thăng Long được khánh thành dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội  và hiện tại. Các tiểu cảnh trên giải phân cách có thay đổi so với thời điểm khánh thành. 

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 16 Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 17

Đường Lê Văn Lương kéo dài là công trình trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hình ảnh đường Lê Văn Lương kéo dài thời điểm khánh thành và hiện tại là đường Tố Hữu. Hiện tại rất nhiều nhà cao tầng mọc lên – chứng tỏ tốc độ phát triển đô thị của Hà Nội rất nhanh. Tuy nhiên, nhiều nhà cao tầng mọc lên, dân cư đông đúc khiến con đường này luôn xẩy ra ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm

Khung cảnh hai bên đường Lê Văn Lương kéo dài thay đổi rõ sau 10 năm -  chứng tỏ  tốc độ phát triển chóng mặt của một đô thị hiện đại

Khung cảnh hai bên đường Lê Văn Lương kéo dài thay đổi rõ sau 10 năm -  chứng tỏ  tốc độ phát triển chóng mặt của một đô thị hiện đại

Sau 10 năm những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thay đổi như thế nào? - 19 Nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía Tây hồ Gươm, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay. Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long. Tượng vua Lê đặt ở trên bệ đá cao chót vót hình trụ tròn, chân bệ choãi ra như một chiếc trống đồng lịch sử. Lê Thái Tổ, mình mặc áo hoàng bào, đầu đội mũ bình thiên, đang uy nghi cầm kiếm nhìn ra phương Bắc. Đây là pho tượng cổ thuộc vào loại hiếm của Hà Nội với hình ảnh thanh kiếm đã đi vào truyền thuyết của dân tộc

Nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía Tây hồ Gươm, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay. Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long. Tượng vua Lê đặt ở trên bệ đá cao chót vót hình trụ tròn, chân bệ choãi ra như một chiếc trống đồng lịch sử. Lê Thái Tổ, mình mặc áo hoàng bào, đầu đội mũ bình thiên, đang uy nghi cầm kiếm nhìn ra phương Bắc. Đây là pho tượng cổ thuộc vào loại hiếm của Hà Nội với hình ảnh thanh kiếm đã đi vào truyền thuyết của dân tộc

Nguồn: [Link nguồn]

Con phố sang trọng bậc nhất Hà Nội thay đổi như thế nào sau hơn 1 thế kỷ?

Phố Tràng Tiền có lịch sử hơn 2 thế kỷ, thường được biết đến như con phố “Tây” nhất của Hà Nội. Trải qua năm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN