Phát hiện loài cu li có nọc độc

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài cù lần mới có nọc độc mang tên Nycticebus kayan trong rừng rậm thuộc đảo Borneo, Đông Nam Á.

Trên tạp chí American Jourrnal of Primatology, các nhà khoa học thuộc ba trường đại học là Oxford Brookes (Anh), Missouri Columbia (Mỹ) và Nam Illinois (Mỹ), cho biết đã đặt tên con vật tí hon này theo tên con sông chính chảy qua khu vực là Kayan.

Chúng có mắt và quầng mắt đen, tương phản với bộ mặt giống như mặt nạ màu sáng, chỉ cao 273 mm và nặng 411 gam. Chúng thường hoạt động về đêm.

Đến thời điểm này, đây là loài linh trưởng duy nhất có nọc độc. Chất độc nằm ẩn trong những tuyến ở khuỷu tay. Khi loài cù lần này liếm vào, chất độc sẽ theo đó đi vào nước bọt. Con người bị chúng cắn có thể bị sốc phản vệ.

Cù lần (còn gọi là cu li theo tiếng Việt) rất được yêu thích để nuôi làm thú cưng nên có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng. Hình dạng của chúng giống với vượn nhiều hơn giống khỉ, sinh sống nhiều ở Đông Nam Á, Nam Á và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Các loài cù lần khác được phát hiện trước đây là N. megagensis, N. bancanus và N.borneanus.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tr. Lâm (Người lao động/BBC, Live Science)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN