Ông chủ Đại Nam lên tiếng về nguồn gốc các tượng lính giống lính Tần Thuỷ Hoàng

Sự kiện: Tin nóng

Ông Huỳnh Uy Dũng, chủ sở hữu Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương), khẳng định những bức tượng mà dư luận cho là giống tượng lính Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng, thật ra là do ông thuê người đúc, sơn phết.

Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 31-8, ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định: Những bức tượng này trước đây do ông thuê thợ đúc, sơn phết để sử dụng trong Khu du lịch Đại Nam, sau này do không sử dụng đến nên một số bạn bè xin và ông đã cho. Số còn lại ông bán thanh lý với giá chỉ 1 triệu đồng/ tượng cho ông Ngô Quang Phúc - Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group, trụ sở tại Đà Lạt).

Những bức tượng được cho đúc nhằm mô phỏng những người lính giữ thành hồi xưa của Việt Nam

Những bức tượng được cho đúc nhằm mô phỏng những người lính giữ thành hồi xưa của Việt Nam

Ông Dũng cũng giải thích rằng những hình ảnh đều cho thấy đây thực sự là người lính hồi xưa mặc áo giáp. Mặt khác do những người lính trước đây đều sử dụng cung tên nên phía trước có  tam khuyên, phía trên tam khuyên có biểu tượng của hoa văn chim lạc in nổi, tương tự như trên trống đồng Đông Sơn mang truyền thống, văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ông chủ Đại Nam cho rằng việc một số ý kiến cho rằng đây là tượng đất mô phỏng tượng quân lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng là hoàn toàn không đúng, sai vấn đề.

Những bức tượng này được vận chuyển từ Khu du lịch Đại Nam về Đà Lạt.

Những bức tượng này được vận chuyển từ Khu du lịch Đại Nam về Đà Lạt.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh tượng quân lính thời phong kiến được chuyển từ Bình Dương về Đà Lạt trên các xe tải lớn. Các tượng này đều mang vũ khí, quân phục toàn thân phủ màu nhũ vàng, mặc áo vải. Nhiều ý kiến cho rằng đây là tượng đất mô phỏng tượng quân lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Ngô Quang Phúc cho biết: "Chúng tôi hết sức bất ngờ và vô cùng mệt mỏi trước những thông tin sai lệch mà mạng xã hội đã cho rằng tôi rước từ bên Tàu gì đó".

Ông Phúc cho rằng trước đây ông có dịp tham quan khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) và thấy đẹp nhưng để vậy hoang phí quá nên ông mua về để du khách tham quan. Ông đã mua 230 tượng và mới vận chuyển hơn 60 tượng nhưng bị trầy xước, hư hỏng nhiều.

Nguồn: [Link nguồn]

”Tử Cấm Thành” phiên bản Việt gây xôn xao dư luận ở Đà Lạt: Có không tình ngay lý gian?

Đại diện chủ đầu tư cho rằng số tượng lính gây dư luận bất bình những ngày qua được mình mua lại từ Khu du lịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Đồng ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN