Ô nhiễm không khí, Hà Nội khuyên người dân nên làm điều này mỗi khi ra đường

Vị đại diện UBND TP Hà Nội cho rằng bước vào giai đoạn chuyển mùa, trong nhiều năm nay trên địa bàn thành phố thường bị ô nhiễm môi trường.

Chiều 1/10, tại buổi giao ban báo chí do Thành uỷ tổ chức, lãnh đạo Hà Nội đã có thông tin tới người dân về ô nhiễm môi trường.

Chiều 1/10, tại buổi giao ban báo chí do Thành uỷ tổ chức, lãnh đạo Hà Nội đã có thông tin tới người dân về ô nhiễm môi trường.

Chiều 1/10, tại buổi giao ban báo chí do Thành uỷ Hà Nội tổ chức, ông Vũ Đăng Định – Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội dẫn báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thông thường bước vào giai đoạn chuyển mùa, trong nhiều năm nay trên địa bàn thành phố thường bị ô nhiễm môi trường. Trong đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là chủ yếu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt là người già và trẻ em.

"Hiện Hà Nội có 10 trạm qua trắc chất lượng không khí với sự hỗ trợ của Pháp, mong người dân đối chiếu để nhận biết khách quan. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bụi mịn ảnh hưởng tới sức khoẻ”, ông Định khuyến cáo.

Ông Định cho hay, có 12 nguyên nhân khác nhau dẫn đến ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có khí thải phương tiện giao thông, người dân đốt than tổ ong, vật liệu phá dỡ công trình, tình trạng đốt rơm rạ, do thay đổi thời tiết…

“Nhiều năm qua, Hà Nội đã đưa ra hàng loạt giải pháp để khắc phục tình trạng trên, như lắp đặt các trạm quan trắc môi trường, kiểm soát các nguồn thải, triển khai chiến dịch cánh đồng không đốt rơm rạ…tuyên truyền tới người dân, ý thức trong việc bảo vệ môi trường”, ông Định nói.

Ông Vũ Đăng Định – Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội

Ông Vũ Đăng Định – Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội

Tại buổi giao ban báo chí, phóng viên đặt câu hỏi, trước việc ô nhiễm không khí ở Hà Nội, các cơ quan chức năng có ra cảnh báo, khuyến cáo nào cho người dân?.

Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi Cục Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho hay, hiện Hà Nội đã đưa ra công bố và khuyến cáo người dân không nên ra ngoài, đeo khẩu trang khi di chuyển trên đường... Hiện thành phố có 3 trạm quan trắc không khí cố định đạt quy chuẩn, ngoài ra còn có các trạm cảm biến khác để đưa ra khuyến cáo kịp thời tới người dân.

Dự kiến đến năm 2020, Hà Nội sẽ có sẽ có 32 trạm quan trắc chất lượng không khí, trong đó có 20 trạm quan trắc cố định, 12 trạm quan trắc cảm biến. Từ đó, lực lượng chức năng sẽ đưa ra những cảnh báo về chất lượng không khí tới người dân.

"Hiện mỗi ngày thành phố sử dụng đến 528 tấn than tổ ong, lượng khí CO2 phát ra môi trường là rất lớn, đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường" - ông Thái nói và cho biết thêm, dự kiến đến ngày 3/10, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có mưa và những cơn mưa này sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.

Hà Nội ô nhiễm ở mức nguy hại: Người dân làm gì để tự bảo vệ mình?

Hà Nội tiếp tục được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Ô nhiễm nghiêm trọng ở Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN