Nước Mặt trăng có nguồn gốc từ Mặt trời?
Theo kết quả phân tích các thực thể nhỏ giống như thủy tinh được tách ra từ mẫu thử do các nhà du hành vũ trụ trên tàu Apollo 11,16 và 17 đem về từ Mặt Trăng, gió Mặt Trời dường như chính là một trong các yếu tố góp phần vào quá trình hình thành nước đọng bề mặt trên Mặt Trăng thông qua các vụ va chạm tiểu thiên thạch diễn ra hàng tỷ năm qua.
Một quá trình tương tự có thể đã từng diễn ra đối với các thiên thể không có khí quyển khác trong hệ mặt trời như Sao Thủy.
Nhận định trên được rút ra từ công trình nghiên cứu “Đo lường gốc Hydroxyl trong lớp Regolith (Lớp vỏ bất đồng nhất của đá) Mặt Trăng và nguồn gốc của nước bề mặt trên Mặt Trăng" do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Tennessee, Knoxville, đứng đầu là nhà địa chất Dương Lưu vừa công bố ngày 14/10/2012 trên tạp chí Nature Geoscince.
Các thành phần kết dính có thể chiếm đến 50% về thể tích trong đất mặt trăng, việc phát hiện ra các gốc OH trong thành phần kết dính cho thấy một lượng OH/H2O dồi dào một cách bất ngờ trong lớp regolith mặt trăng, các nhà nghiên cứu trong nhóm cho biết.
Các nhà khoa học còn đi tới kết luận: “Các kết quả phân tích chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa tuổi của đất mặt trăng với hàm lượng các chất kết dính. Do đó, các mẫu đất có tuổi càng cao thì lượng OH trong đó càng nhiều”.
Các phân tích mẫu bằng cách sử dụng phương pháp biến đổi Fourier đối với đo đạc phổ hồng ngoại và phổ của các hạt ion thứ cấp đã cho thấy một cơ chế có thể tìm ra nguồn gốc của OH trong đất mặt trăng.
Theo đó, những cơn gió Mặt Trời (luồng từ trường phát ra từ Mặt Trời) mang các ion Hydro đến và tác động sâu vào lớp bề mặt của mặt trăng hay các thiên thế khác trong hệ mặt trời nơi không có khí quyển và từ trường giữ vai trò như một tấm lá chắn và các ion Hydro này sẽ kết hợp với các hợp chất kết dính dưới sức ép của quá trình va chạm liện tục giữa các tiểu thiên thạch với bề mặt mặt trăng.
Theo nghiên cứu này, tỷ lệ lớn các hợp chất kết dính được nghiên cứu có chứa 200 đến 300 phần triệu OH và nước.
Một nhóm sáu nhà nghiên cứu khác từ Cal Tech – Đại học Michigan và Đại học Tennessee cho rằng, họ mới là nhóm đầu tiên chứng minh giả thuyết về vai trò của các va chạm của sao chổi và các thiên thạch lớn đối với sự phân bổ nước trên các hành tinh thuộc hệ mặt trời.
Các tác nhận kể trên được tin là nguyên nhân hình thành nên băng vĩnh cửu trong các vùng khuất bóng của các hố thiên thạch ở cực Nam Mặt Trăng.