Những tòa nhà “chọc trời, xuyên mây”, có view cực đẹp ở TP.HCM

Sự kiện: 24h vạn dặm

Landmark 81, Bitexco Financial Tower, Vietcombank Tower… là những công trình “chọc trời” có kiến trúc độc đáo, hiện đại, mang tính biểu tượng và thay đổi bộ mặt đô thị TP.HCM.

Nằm bên sông Sài Gòn, Landmark 81 tọa lạc trong tổ hợp Khu đô thị Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) hiện đang là toà nhà cao nhất tại TP.HCM và cả Việt Nam. Công trình do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Nằm bên sông Sài Gòn, Landmark 81 tọa lạc trong tổ hợp Khu đô thị Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) hiện đang là toà nhà cao nhất tại TP.HCM và cả Việt Nam. Công trình do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Tòa nhà có chiều cao lên đến 461,2m, bao gồm 81 tầng nổi và 3 tầng hầm. Landmark 81 đã trở thành biểu tượng mới của TP.HCM với thiết kế lấy cảm hứng từ hình dáng khóm tre Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, thể hiện ý chí kiên cường cùng tinh thần bất khuất của người Việt. Đây được xem là một trong những biểu tượng đặc trưng tại Việt Nam.

Tòa nhà có chiều cao lên đến 461,2m, bao gồm 81 tầng nổi và 3 tầng hầm. Landmark 81 đã trở thành biểu tượng mới của TP.HCM với thiết kế lấy cảm hứng từ hình dáng khóm tre Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, thể hiện ý chí kiên cường cùng tinh thần bất khuất của người Việt. Đây được xem là một trong những biểu tượng đặc trưng tại Việt Nam.

Công trình này chính thức “vượt mặt” tòa nhà Landmark 72 (ở Hà Nội, cao 336m), trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam (cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 17 trên thế giới) tính đến thời điểm hoàn thành vào tháng 7/2018. Dấu ấn Việt Nam tại công trình này không chỉ thể hiện ở kiến trúc độc đáo mà đặc biệt nhà thầu thực hiện là công ty xây dựng nội địa được lựa chọn thi công.

Công trình này chính thức “vượt mặt” tòa nhà Landmark 72 (ở Hà Nội, cao 336m), trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam (cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 17 trên thế giới) tính đến thời điểm hoàn thành vào tháng 7/2018. Dấu ấn Việt Nam tại công trình này không chỉ thể hiện ở kiến trúc độc đáo mà đặc biệt nhà thầu thực hiện là công ty xây dựng nội địa được lựa chọn thi công.

Landmark 81 có tổng diện tích sàn 241.000m2, bao gồm các không gian chức năng như: trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí (Vincom Center), văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ thương mại, nhà hàng cao cấp, đài quan sát…

Landmark 81 có tổng diện tích sàn 241.000m2, bao gồm các không gian chức năng như: trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí (Vincom Center), văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ thương mại, nhà hàng cao cấp, đài quan sát…

Với độ cao lên đến gần 0.5km, nửa phía trên của toà nhà này thường xuyên chìm trong biển mây, tạo nên một khung cảnh kỳ ảo. Toà nhà này sở hữu nhiều kỷ lục như đài quan sát cao nhất Việt Nam Landmark 81 Skyview, thang máy lên tầng 50 được mệnh danh là “thang máy nhanh nhất Việt Nam” với tốc độ 8m/s…

Với độ cao lên đến gần 0.5km, nửa phía trên của toà nhà này thường xuyên chìm trong biển mây, tạo nên một khung cảnh kỳ ảo. Toà nhà này sở hữu nhiều kỷ lục như đài quan sát cao nhất Việt Nam Landmark 81 Skyview, thang máy lên tầng 50 được mệnh danh là “thang máy nhanh nhất Việt Nam” với tốc độ 8m/s…

Đặc biệt, vào buổi tối, toàn bộ toà nhà trở nên lung linh khi được mang “bộ áo” hàng nghìn đèn LED nghệ thuật. Trong đó có 17km đèn LED tuyến tính cho khối đế và thân tòa nhà, 2.427 bộ đèn LED điểm hiệu ứng đổi màu lắp đặt từ tầng 22 lên tới tầng 81. Trên cùng, đỉnh tòa nhà là 10 tầng tháp Spire được thắp sáng bởi 484 bộ đèn pha góc hẹp hiệu ứng đổi màu.

Đặc biệt, vào buổi tối, toàn bộ toà nhà trở nên lung linh khi được mang “bộ áo” hàng nghìn đèn LED nghệ thuật. Trong đó có 17km đèn LED tuyến tính cho khối đế và thân tòa nhà, 2.427 bộ đèn LED điểm hiệu ứng đổi màu lắp đặt từ tầng 22 lên tới tầng 81. Trên cùng, đỉnh tòa nhà là 10 tầng tháp Spire được thắp sáng bởi 484 bộ đèn pha góc hẹp hiệu ứng đổi màu.

Toà nhà “chọc trời” Landmark 81 có thể được nhìn thấy từ khoảng cách xa hàng chục km từ nhiều hướng hay từ địa phận các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Toà nhà “chọc trời” Landmark 81 có thể được nhìn thấy từ khoảng cách xa hàng chục km từ nhiều hướng hay từ địa phận các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Toạ lạc tại số 2 đường Hải Triều (quận 1), Bitexco Financial Tower còn được gọi là Tháp Tài chính Bitexco có độ cao 262m với 68 tầng nổi và 3 tầng hầm, được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010. Thời điểm đưa vào sử dụng, toà tháp là công trình cao nhất TP.HCM cho đến khi toà Landmark 81 khánh thành.

Toạ lạc tại số 2 đường Hải Triều (quận 1), Bitexco Financial Tower còn được gọi là Tháp Tài chính Bitexco có độ cao 262m với 68 tầng nổi và 3 tầng hầm, được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010. Thời điểm đưa vào sử dụng, toà tháp là công trình cao nhất TP.HCM cho đến khi toà Landmark 81 khánh thành.

Tòa nhà được xây dựng trên khuôn viên rộng gần 6.100m2, diện tích sàn 119.000m2 với nhiều hạng mục, không gian như: khu vực văn phòng, khu thương mại mua sắm, hàng ẩm thực...

Tòa nhà được xây dựng trên khuôn viên rộng gần 6.100m2, diện tích sàn 119.000m2 với nhiều hạng mục, không gian như: khu vực văn phòng, khu thương mại mua sắm, hàng ẩm thực...

Công trình được lấy cảm hứng từ hoa sen - Quốc hoa của Việt Nam. Tòa tháp Bitexco có một đài quan sát ở tầng 49 dành cho khách tham quan có góc nhìn 360 độ ngắm toàn cảnh TP.HCM và sông Sài Gòn. Đây cũng là dự án đầu tiên của Việt Nam cho xây dựng sân đậu trực thăng ở tầng 52.

Công trình được lấy cảm hứng từ hoa sen - Quốc hoa của Việt Nam. Tòa tháp Bitexco có một đài quan sát ở tầng 49 dành cho khách tham quan có góc nhìn 360 độ ngắm toàn cảnh TP.HCM và sông Sài Gòn. Đây cũng là dự án đầu tiên của Việt Nam cho xây dựng sân đậu trực thăng ở tầng 52.

Bitexco Financial Tower được xem là một biểu tượng nổi bật về kiến trúc, minh chứng cho sự hiện đại và phát triển của TP.HCM.

Bitexco Financial Tower được xem là một biểu tượng nổi bật về kiến trúc, minh chứng cho sự hiện đại và phát triển của TP.HCM.

Tòa tháp Vietcombank Tower tọa lạc tại số 5 Công trường Mê Linh, quận 1. Thiết kế độc đáo này là trụ sở chính của Ngân hàng Vietcombank TP.HCM và cho thuê văn phòng với quy mô cao 206m, gồm 35 tầng nổi, 4 tầng hầm.

Tòa tháp Vietcombank Tower tọa lạc tại số 5 Công trường Mê Linh, quận 1. Thiết kế độc đáo này là trụ sở chính của Ngân hàng Vietcombank TP.HCM và cho thuê văn phòng với quy mô cao 206m, gồm 35 tầng nổi, 4 tầng hầm.

Công trình được tư vấn và thiết kế bởi Pelli Clarke Pelli Architect, đơn vị đã thiết kế nhiều cao ốc văn phòng, trung tâm tài chính nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Toà tháp được thiết kế gồm khối đế và khối tháp hình chữ nhật hướng tâm. Giải pháp thiết kế công trình có đặc điểm tạo ra từ rất nhiều khoảng lùi trên cao, nhìn giống như một chiếc vương miện hoặc hình chóp nổi bật.

Công trình được tư vấn và thiết kế bởi Pelli Clarke Pelli Architect, đơn vị đã thiết kế nhiều cao ốc văn phòng, trung tâm tài chính nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Toà tháp được thiết kế gồm khối đế và khối tháp hình chữ nhật hướng tâm. Giải pháp thiết kế công trình có đặc điểm tạo ra từ rất nhiều khoảng lùi trên cao, nhìn giống như một chiếc vương miện hoặc hình chóp nổi bật.

Vietcombank Tower do Liên doanh Vietcombank-Bonday (Hongkong)-Benthanh làm chủ đầu tư, có tổng diện tích sàn 71.000m2. Tòa nhà được hoàn thành năm 2015. Thời điểm đưa vào sử dụng, Vietcombank Tower là toà nhà cao thứ 4 tại Việt Nam sau cao ốc Keangnam Lanmark 72 (Hà Nội - 336m), Hanoi Lotte Center (Hà Nội - 267m), Bitexco Financial Tower (TP.HCM - 262m).

Vietcombank Tower do Liên doanh Vietcombank-Bonday (Hongkong)-Benthanh làm chủ đầu tư, có tổng diện tích sàn 71.000m2. Tòa nhà được hoàn thành năm 2015. Thời điểm đưa vào sử dụng, Vietcombank Tower là toà nhà cao thứ 4 tại Việt Nam sau cao ốc Keangnam Lanmark 72 (Hà Nội - 336m), Hanoi Lotte Center (Hà Nội - 267m), Bitexco Financial Tower (TP.HCM - 262m).

Vietcombank Tower nổi bật, thu hút người nhìn từ mọi hướng bởi vẻ đẹp hiện đại và độc đáo ở vòng xoay Công trường Mê Linh. Về đêm, toà nhà rực sáng bên sông Sài Gòn.

Vietcombank Tower nổi bật, thu hút người nhìn từ mọi hướng bởi vẻ đẹp hiện đại và độc đáo ở vòng xoay Công trường Mê Linh. Về đêm, toà nhà rực sáng bên sông Sài Gòn.

Từ khi được hoàn thành, toà nhà Bitexco Financial Tower và Vietcombank Tower trở thành những công trình kiến trúc độc đáo, khác biệt và là điểm nhấn nổi bật, hiện đại cho đô thị khu vực trung tâm TP.HCM.

Từ khi được hoàn thành, toà nhà Bitexco Financial Tower và Vietcombank Tower trở thành những công trình kiến trúc độc đáo, khác biệt và là điểm nhấn nổi bật, hiện đại cho đô thị khu vực trung tâm TP.HCM.

Nằm trên khu đất "vàng" rộng hơn 6.600m2 tại góc đường Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1), Saigon One Tower (tên cũ là Saigon M&C Tower) là dự án có vị trí đắc địa ở TP.HCM. Công trình được khởi công năm 2009, cao 195m gồm 42 tầng cao và 5 tầng hầm. Sau khi xây dựng được khoảng 80% phần thô, năm 2011 dự án ngưng thi công và bỏ hoang cho đến nay, hiện đang bị thu nợ để xử lý nợ.

Nằm trên khu đất "vàng" rộng hơn 6.600m2 tại góc đường Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1), Saigon One Tower (tên cũ là Saigon M&C Tower) là dự án có vị trí đắc địa ở TP.HCM. Công trình được khởi công năm 2009, cao 195m gồm 42 tầng cao và 5 tầng hầm. Sau khi xây dựng được khoảng 80% phần thô, năm 2011 dự án ngưng thi công và bỏ hoang cho đến nay, hiện đang bị thu nợ để xử lý nợ.

Toà nhà có chức năng là toà nhà thương mại cao tầng gồm văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại. Tháng 8/2022, toà nhà thi công ốp kính các tầng và trang trí mặt ngoài phía quận 4. Toà nhà thay đổi hình dạng khá nhiều so với trước đó. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, công trình đã ngưng thi công hơn 11 năm, dẫn đến khả năng các khung kính chịu lực gây mất an toàn cũng như ảnh hưởng đến mỹ quan độ thị, vì thế thành phố cho phép chủ đầu tư lắp khung kính mới.

Toà nhà có chức năng là toà nhà thương mại cao tầng gồm văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại. Tháng 8/2022, toà nhà thi công ốp kính các tầng và trang trí mặt ngoài phía quận 4. Toà nhà thay đổi hình dạng khá nhiều so với trước đó. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, công trình đã ngưng thi công hơn 11 năm, dẫn đến khả năng các khung kính chịu lực gây mất an toàn cũng như ảnh hưởng đến mỹ quan độ thị, vì thế thành phố cho phép chủ đầu tư lắp khung kính mới.

Mặt ngoài hướng đường Hàm Nghi và Tôn Đức Thắng hiện nay vẫn là phần thô, các tầng không còn lưới an toàn như những năm trước. Thời điểm xây dựng, công trình được xếp cao thứ 3 ở TP.HCM.

Mặt ngoài hướng đường Hàm Nghi và Tôn Đức Thắng hiện nay vẫn là phần thô, các tầng không còn lưới an toàn như những năm trước. Thời điểm xây dựng, công trình được xếp cao thứ 3 ở TP.HCM.

Ngoài lắp kính một phần mặt ngoài, các hạng mục khác chủ đầu tư không được làm vì dự án này đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Công trình nằm ở vị trí “đắc địa”, cũng là dự án làm mất đi tính thẩm mỹ của khu trung tâm thành phố.

Ngoài lắp kính một phần mặt ngoài, các hạng mục khác chủ đầu tư không được làm vì dự án này đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Công trình nằm ở vị trí “đắc địa”, cũng là dự án làm mất đi tính thẩm mỹ của khu trung tâm thành phố.

Saigon Centre 2 nằm tại góc đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa có chiều cao 193,7m, quy mô 45 tầng nổi, diện tích sàn 13.000m2. Sau khi Saigon Centre giai đoạn 1 được đưa vào hoạt động từ năm 1996, nhà đầu tư Keppel Land đã tiếp tục triển khai dự án án Saigon Centre 2. Toà nhà có thiết kế đơn giản nhưng sang trọng với gam màu xanh chủ đạo từ kính, mang đến không gian hiện đại.

Saigon Centre 2 nằm tại góc đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa có chiều cao 193,7m, quy mô 45 tầng nổi, diện tích sàn 13.000m2. Sau khi Saigon Centre giai đoạn 1 được đưa vào hoạt động từ năm 1996, nhà đầu tư Keppel Land đã tiếp tục triển khai dự án án Saigon Centre 2. Toà nhà có thiết kế đơn giản nhưng sang trọng với gam màu xanh chủ đạo từ kính, mang đến không gian hiện đại.

Nằm ở khu vực sầm uất của trung tâm thành phố, Saigon Centre 2 hoàn thành năm 2017 có chức năng là tổ hợp khu mua sắm, thương mại, ẩm thực, văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ cao cấp…

Nằm ở khu vực sầm uất của trung tâm thành phố, Saigon Centre 2 hoàn thành năm 2017 có chức năng là tổ hợp khu mua sắm, thương mại, ẩm thực, văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ cao cấp…

TP.HCM hiện có 1.458 toà nhà đã hoàn thành, trong đó có 276 toà cao trên 100m, 1.179 toà nhà cao tầng. Tính đến năm 2023, toàn thành phố có tổng cộng 35 toà nhà có chiều cao trên 150m. Các toà nhà cao tầng chủ yếu tập trung ở quận 1, 4, 7, Bình Thạnh, TP Thủ Đức.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN