Những sự kiện thiên văn kỳ thú ở Việt Nam trong năm 2023

Sự kiện: Thời sự

Mưa sao băng, nhật thực một phần hay siêu trăng là những sự kiện thiên văn đáng chú ý của năm 2023 có thể quan sát được trên lãnh thổ Việt Nam.

Mưa sao băng

Năm mới 2023 bắt đầu với mưa sao băng Quadrantids, đạt cực đại vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/1. Được tạo nên từ những hạt bụi sót lại của sao chổi 2003 EH1 khi đi qua quỹ đạo trái đất, mưa sao băng Quadrantids là một trận mưa sao băng trên trung bình với tần suất cực đại có thể đạt 40-60 vệt sao băng/giờ.

Sau mưa sao băng Quadratids, hai trận mưa sao băng được mong chờ nhất năm là mưa sao băng Perseids và Geminids.

Đêm nay, rạng sáng mai (3-4/1), Việt Nam có thể quan sát được mưa sao băng Quadrantids

Đêm nay, rạng sáng mai (3-4/1), Việt Nam có thể quan sát được mưa sao băng Quadrantids

Có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, được phát hiện năm 1862, mưa sao băng Perseids xuất hiện trên bầu trời trong khoảng ngày 17/7 đến 24/8 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 12, rạng sáng ngày 13/8. Đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm với tần suất cực đại có thể lên tới 60-80 vệt/giờ. Trận mưa sao băng này cũng nổi tiếng với những vệt băng sáng và dài.

Mưa sao băng Geminids diễn ra từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 12 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 13 rạng sáng ngày 14 với tần suất có thể đạt tới 100 vệt sao băng/giờ.

Cũng trong năm 2023, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng thêm nhiều trận mưa sao băng nhỏ hơn như mưa sao băng Lyrids diễn ra vào đêm 22, rạng sáng 23/4. Mưa sao băng Eta Aquarids đạt cực đại đêm 6 rạng sáng 7/5. Mưa sao băng Delta Aquarids đạt cực đại đêm 28 rạng sáng ngày 29/7. Mưa sao băng Orionids diễn ra vào đêm 21, rạng sáng 22/10.

Siêu Trăng

Vào đêm 30/8 (rằm tháng 7 âm lịch), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được quan sát lần siêu trăng duy nhất trong năm 2023 khi mặt trăng về gần trái đất nhất. Quan sát từ trái đất, mặt trăng sẽ to hơn và sáng hơn bình thường.

Đáng chú ý, đây là lần trăng tròn thứ 2 trong cùng một tháng nên siêu trăng lần này còn được gọi là trăng xanh. Tuy nhiên, đây là tên gọi mang tính văn hóa, mặt trăng không chuyển màu xanh.

Nhật thực

Nhật thực toàn phần xảy ra vào sáng và trưa 20/4 (giờ Hà Nội) là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm nay trên thế giới. Tuy nhiên chỉ khu vực Úc, Nam Cực và một phần của Đông Nam Á có thể quan sát được hiện tượng này.

Nhật thực toàn phần là sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm nay

Nhật thực toàn phần là sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm nay

Tại Việt Nam, các tỉnh từ Đà Nẵng đến hết miền Nam có thể quan sát được nhật thực một phần. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ không thể quan sát sự kiện này.

Nguyệt thực

Vào đêm mùng 5 rạng sáng ngày 6/5, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát nguyệt thực nửa tối. Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất và chuyển màu đỏ nhạt. Lần nguyệt thực này có thể quan sát ở một khu vực rộng lớn gồm toàn bộ châu Úc, phần lớn Châu Á và một phần Châu Âu. Việt Nam cũng có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng này.

Sau đó, khoảng đêm 28, rạng sáng ngày 29/10, người yêu thiên văn Việt Nam cũng có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần. Tuy nhiên, đây là lần nguyệt thực có độ che phủ thấp (khoảng 12%).

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyệt thực ”bóng ma”: Vì sao trăng máu ở TP HCM hai lần bị ”cắn dở”?

Nguyệt thực không chỉ là hiện tượng trăng máu (toàn phần), mà còn bao gồm giai đoạn "nguyệt thực bán phần" và "nguyệt thực nửa tối", mà những người quan sát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN