Những “khối vàng lộ thiên” ven Hồ Gươm

Sự kiện: Cây sưa

Trước đền Ngọc Sơn (Hà Nội) có hàng chục cây sưa đỏ quý hiếm, trong đó có cây tuổi đời 100 năm, thân to bằng cây ở đình Quán Xá (Hoài Đức) từng được định giá hơn 60 tỷ đồng.

Người dân, du khách thường đến Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngắm cảnh, dạo chơi chụp ảnh bên những cây cổ thụ. Tuy nhiên, ít ai biết được, trước cổng vào đền Ngọc Sơn có rất nhiều cây sưa đỏ quý hiếm, trong đó có cây 100 năm tuổi.

Người dân, du khách thường đến Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngắm cảnh, dạo chơi chụp ảnh bên những cây cổ thụ. Tuy nhiên, ít ai biết được, trước cổng vào đền Ngọc Sơn có rất nhiều cây sưa đỏ quý hiếm, trong đó có cây 100 năm tuổi.

Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, khu vực quanh hồ và vườn hoa Lý Thái Tổ có 45 cây sưa đỏ quý hiếm, quanh Hồ Gươm có 30 cây có tuổi đời hàng chục năm, có cây có tuổi đời 100 năm.

Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, khu vực quanh hồ và vườn hoa Lý Thái Tổ có 45 cây sưa đỏ quý hiếm, quanh Hồ Gươm có 30 cây có tuổi đời hàng chục năm, có cây có tuổi đời 100 năm.

Cây sưa cổ thụ 100 năm tuổi, cao hơn 10m, đường kính gốc khoảng 70cm, một vòng tay người lớn ôm không xuể và tán lá tỏa rộng.

Cây sưa cổ thụ 100 năm tuổi, cao hơn 10m, đường kính gốc khoảng 70cm, một vòng tay người lớn ôm không xuể và tán lá tỏa rộng.

Cây sưa này lớn tương đương với cây sưa ở đình Quán Xá (Hoài Đức) từng được giới kinh doanh gỗ trả hơn 60 tỷ đồng.

Cây sưa này lớn tương đương với cây sưa ở đình Quán Xá (Hoài Đức) từng được giới kinh doanh gỗ trả hơn 60 tỷ đồng.

Cây sưa 100 năm tuổi này có nhiều nhánh lớn. Hiện cây vẫn phát triển bình thường, chưa có dấu hiệu bị mối mọt.

Cây sưa 100 năm tuổi này có nhiều nhánh lớn. Hiện cây vẫn phát triển bình thường, chưa có dấu hiệu bị mối mọt.

Một cây sưa đỏ cao hơn 10m, đường kính khoảng 50cm. Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, trước kia có đóng biển tên lên thân cây nhưng hiện tại đã dỡ bỏ.

Một cây sưa đỏ cao hơn 10m, đường kính khoảng 50cm. Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, trước kia có đóng biển tên lên thân cây nhưng hiện tại đã dỡ bỏ.

Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.

Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.

Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì gỗ sưa vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới 20 tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm.

Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì gỗ sưa vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới 20 tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm.

Chính vì sự đắt đỏ của loại gỗ này nên nhiều nơi đã phải cắt cử người trông coi, lập chốt an ninh, lắp camera… để bảo vệ những cây sưa quý.

Chính vì sự đắt đỏ của loại gỗ này nên nhiều nơi đã phải cắt cử người trông coi, lập chốt an ninh, lắp camera… để bảo vệ những cây sưa quý.

“Những khối vàng lộ thiên” hằng ngày vươn bóng mát, tạo cảnh quan đẹp cho đền Ngọc Sơn, khiến nơi này thêm phần cổ kính.

“Những khối vàng lộ thiên” hằng ngày vươn bóng mát, tạo cảnh quan đẹp cho đền Ngọc Sơn, khiến nơi này thêm phần cổ kính.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai cây gỗ sưa từng được trả giá trăm tỉ ở Hà Nội bây giờ ra sao?

Sau khi chặt hạ, hai cây gỗ sưa từng được thương lái trả giá trăm tỉ ở thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN