Những công trình giao thông nổi bật của TP.HCM sau 46 năm giải phóng

Sau hàng chục năm phát triển không ngừng, bức tranh hệ thống giao thông tại TP.HCM đã có những thay đổi mạnh mẽ. Nhiều công trình giao thông tiêu biểu được xây dựng, góp phần vào quá trình phát triển của thành phố.

Nút giao thông ngã 3 Cát Lái (TP Thủ Đức) nằm ở điểm đầu của đại lộ Đông Tây kết nối với Xa lộ Hà Nội. Đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất khu vực cửa ngõ phía đông nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ và miền Bắc. Công trình được xây dựng với hai cầu hướng từ cảng Cát Lái rẽ trái về trung tâm Sài Gòn, một cầu hướng từ quận Thủ Đức rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và 7 nhánh đường phía dưới. Đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010, được xem là nút giao có tầm quan trọng và hiện đại ở TP.HCM khi tạo điều kiện cho dòng xe đầu kéo, xe tải nặng lưu thông giữa xa lộ Hà Nội và cảng Cát Lái thuận lợi, nhanh chóng. 

Nút giao thông ngã 3 Cát Lái (TP Thủ Đức) nằm ở điểm đầu của đại lộ Đông Tây kết nối với Xa lộ Hà Nội. Đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất khu vực cửa ngõ phía đông nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ và miền Bắc. Công trình được xây dựng với hai cầu hướng từ cảng Cát Lái rẽ trái về trung tâm Sài Gòn, một cầu hướng từ quận Thủ Đức rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và 7 nhánh đường phía dưới. Đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010, được xem là nút giao có tầm quan trọng và hiện đại ở TP.HCM khi tạo điều kiện cho dòng xe đầu kéo, xe tải nặng lưu thông giữa xa lộ Hà Nội và cảng Cát Lái thuận lợi, nhanh chóng. 

Đại lộ Mai Chí Thọ (từ Xa lộ Hà Nội về đến hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 2) dài 9 km, mặt đường rộng 140 m. Ngoài việc rút ngắn chiều dài từ Đông sang Tây, đại lộ này còn có những đường nối dẫn vào cảng Cát Lái, vành đai 2... giúp cho việc lưu thông qua đây dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tuyến đường đã thu hút hàng chục dự án bất động sản đổ về, khiến diện mạo đô thị, cư dân khu vực này thay đổi nhanh chóng.

Đại lộ Mai Chí Thọ (từ Xa lộ Hà Nội về đến hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 2) dài 9 km, mặt đường rộng 140 m. Ngoài việc rút ngắn chiều dài từ Đông sang Tây, đại lộ này còn có những đường nối dẫn vào cảng Cát Lái, vành đai 2... giúp cho việc lưu thông qua đây dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tuyến đường đã thu hút hàng chục dự án bất động sản đổ về, khiến diện mạo đô thị, cư dân khu vực này thay đổi nhanh chóng.

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây của TP HCM. Công trình này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra, hầm còn có hai làn đường thoát hiểm, tốc độ thiết kế đạt 60 km/h. Dự án hầm Thủ Thiêm được chính thức khởi công vào tháng 2/2005, thông xe ngày 20/11/2011, hơn một tháng sau nơi đây được đổi tên thành đường hầm sông Sài Gòn. 

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây của TP HCM. Công trình này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra, hầm còn có hai làn đường thoát hiểm, tốc độ thiết kế đạt 60 km/h. Dự án hầm Thủ Thiêm được chính thức khởi công vào tháng 2/2005, thông xe ngày 20/11/2011, hơn một tháng sau nơi đây được đổi tên thành đường hầm sông Sài Gòn. 

Toàn tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây) với tổng kinh phí hơn 16.000 tỷ đồng, là một trong những con đường hiện đại bậc nhất TP.HCM và cả nước. Con đường có tổng chiều dài gần 22 km, bắt đầu từ xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), đi qua TP Thủ Đức, quận 1, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Toàn tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây) với tổng kinh phí hơn 16.000 tỷ đồng, là một trong những con đường hiện đại bậc nhất TP.HCM và cả nước. Con đường có tổng chiều dài gần 22 km, bắt đầu từ xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), đi qua TP Thủ Đức, quận 1, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Đoạn từ đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) được đặt tên là đại lộ Võ Văn Kiệt với chiều dài 13,4 km. Nhiều cây cầu bắc ngang đại lộ hiện đại này như cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ (trong ảnh), cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Tri Phương… đã kết nối trung tâm thành phố tới khu nam, thúc đẩy khu vực này phát triển nhanh chóng.

Đoạn từ đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) được đặt tên là đại lộ Võ Văn Kiệt với chiều dài 13,4 km. Nhiều cây cầu bắc ngang đại lộ hiện đại này như cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ (trong ảnh), cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Tri Phương… đã kết nối trung tâm thành phố tới khu nam, thúc đẩy khu vực này phát triển nhanh chóng.

Cầu Sài Gòn 2 nối quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức (quận 2 cũ) hoàn thành cuối năm 2013, được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1 km gồm 30 nhịp. Công trình được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Dự án có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Việc đưa vào sử dụng cầu Sài Gòn thời điểm đó ngoài giảm tải cho cầu Sài Gòn cũ còn đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến Xa lộ Hà Nội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cầu Sài Gòn 2 nối quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức (quận 2 cũ) hoàn thành cuối năm 2013, được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1 km gồm 30 nhịp. Công trình được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Dự án có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Việc đưa vào sử dụng cầu Sài Gòn thời điểm đó ngoài giảm tải cho cầu Sài Gòn cũ còn đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến Xa lộ Hà Nội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cầu và nút giao Thủ Thiêm là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối trung tâm thành phố, quận Bình Thạnh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu được xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng và thông xe năm 2010.

Cầu và nút giao Thủ Thiêm là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối trung tâm thành phố, quận Bình Thạnh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu được xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng và thông xe năm 2010.

Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 có tổng chiều dài 15,7 km, bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến nút giao thông Tân Vạn. Tổng mức đầu của dự án gần 5.000 tỷ đồng, mặt đường được nâng cấp mở rộng lên 113 – 153 m, cho 12-16 làn xe lưu thông. Trục chính của dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 có tổng chiều dài 15,7 km, bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn đến nút giao thông Tân Vạn. Tổng mức đầu của dự án gần 5.000 tỷ đồng, mặt đường được nâng cấp mở rộng lên 113 – 153 m, cho 12-16 làn xe lưu thông. Trục chính của dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đường Phạm Văn Đồng dài 13,6 km, rộng 30-60 m, có tổng vốn đầu tư 340 triệu USD, được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014. Đây là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến vành đai 2, quốc lộ 1A, 1K qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và kết nối Bình Dương, Đồng Nai.

Đường Phạm Văn Đồng dài 13,6 km, rộng 30-60 m, có tổng vốn đầu tư 340 triệu USD, được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014. Đây là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến vành đai 2, quốc lộ 1A, 1K qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và kết nối Bình Dương, Đồng Nai.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc đường vành đai 2, bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 đến quốc lộ 1A huyện Bình Chánh. Chiều dài toàn tuyến là 17,8 km, lộ giới 120 m gồm 10 làn xe, trong đó 6 làn xe nhanh, 4 làn xe hỗn hợp và 10 cây cầu. Được khởi công từ tháng 12/1996, vốn đầu tư 100 triệu USD, con đường được mệnh danh huyền thoại thời mở cửa, với trục giao thông đô thị huyết mạch dài và bề thế nhất TP HCM này chính thức đưa vào sử dụng từ 2007 sau 11 năm xây dựng. Đại lộ là xương sống của toàn bộ khu đô thị phía Nam thành phố kết nối với những công trình trọng điểm như khu chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc đường vành đai 2, bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 đến quốc lộ 1A huyện Bình Chánh. Chiều dài toàn tuyến là 17,8 km, lộ giới 120 m gồm 10 làn xe, trong đó 6 làn xe nhanh, 4 làn xe hỗn hợp và 10 cây cầu. Được khởi công từ tháng 12/1996, vốn đầu tư 100 triệu USD, con đường được mệnh danh huyền thoại thời mở cửa, với trục giao thông đô thị huyết mạch dài và bề thế nhất TP HCM này chính thức đưa vào sử dụng từ 2007 sau 11 năm xây dựng. Đại lộ là xương sống của toàn bộ khu đô thị phía Nam thành phố kết nối với những công trình trọng điểm như khu chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước.

Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng lớn nhất TP HCM bắc qua sông Sài Gòn nối TP Thủ Đức và quận 7 (thuộc đường vành đai 2), tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, dài hơn 2.000 m, được xem là biểu tượng của thành phố. Cầu được khánh thành vào ngày 2/9/2009, kết nối quận 7, các khu đô thị phía nam với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai ngắn hơn. 

Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng lớn nhất TP HCM bắc qua sông Sài Gòn nối TP Thủ Đức và quận 7 (thuộc đường vành đai 2), tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, dài hơn 2.000 m, được xem là biểu tượng của thành phố. Cầu được khánh thành vào ngày 2/9/2009, kết nối quận 7, các khu đô thị phía nam với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai ngắn hơn. 

Hai công trình nổi bật, có vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực đông tây với thành phố là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Trong đó cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ở cửa ngõ phía đông dài hơn 55 km, được thông xe đầu năm 2015 với tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng giai đoạn 1, cao tốc giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi tư TP.HCM tới Vũng Tàu, các tỉnh phía bắc. Cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 62 km, được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực Tây Nam bộ. Công trình được thi công từ 2004 và được đưa vào sử dụng năm 2010. Đây là dự án cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Nam.

Hai công trình nổi bật, có vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực đông tây với thành phố là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Trong đó cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ở cửa ngõ phía đông dài hơn 55 km, được thông xe đầu năm 2015 với tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng giai đoạn 1, cao tốc giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi tư TP.HCM tới Vũng Tàu, các tỉnh phía bắc. Cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 62 km, được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực Tây Nam bộ. Công trình được thi công từ 2004 và được đưa vào sử dụng năm 2010. Đây là dự án cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Nam.

Nhiều năm qua, một số nút giao thông 3 tầng cũng đã và đang được xây dựng ở TP.HCM, góp phần giải toả ùn tắc tại chỗ và những khu vực xung quanh như nút giao thông An Sương (quận 12, huyện Hóc Môn), nút giao thông Mỹ Thuỷ (TP Thủ Đức), nút giao thông cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh).

Nhiều năm qua, một số nút giao thông 3 tầng cũng đã và đang được xây dựng ở TP.HCM, góp phần giải toả ùn tắc tại chỗ và những khu vực xung quanh như nút giao thông An Sương (quận 12, huyện Hóc Môn), nút giao thông Mỹ Thuỷ (TP Thủ Đức), nút giao thông cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh).

Từ năm 2013 - 2017, hàng loạt cây cầu vượt thép trị giá hàng trăm tỷ đồng được xây dựng, đưa vào sử dụng tại các nút giao, ngã tư từ nội đô đến ngoại thành thành phố như cầu vượt thép tại vòng xoay Cây Gõ (quận 6), cầu vượt nút giao ngã 5 Nguyễn Tri Phương (quận 10), vòng xoay Lăng Cha Cả, Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), ngã 6 Gò Vấp, ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức). Nhiều cây cầu vượt đã góp phần giải toả ùn tắc giao thông thường xuyên trước đó ở những khu vực này.

Từ năm 2013 - 2017, hàng loạt cây cầu vượt thép trị giá hàng trăm tỷ đồng được xây dựng, đưa vào sử dụng tại các nút giao, ngã tư từ nội đô đến ngoại thành thành phố như cầu vượt thép tại vòng xoay Cây Gõ (quận 6), cầu vượt nút giao ngã 5 Nguyễn Tri Phương (quận 10), vòng xoay Lăng Cha Cả, Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), ngã 6 Gò Vấp, ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức). Nhiều cây cầu vượt đã góp phần giải toả ùn tắc giao thông thường xuyên trước đó ở những khu vực này.

Bến xe Miền Đông mới có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 khoảng 740 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ tháng 10/2020 sau gần 4 năm thi công. Bến xe xây dựng trên diện tích 16 ha thuộc TP Thủ Đức và một phần TP Dĩ An, Bình Dương. Đây là bến xe lớn nhất nước, phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến.

Bến xe Miền Đông mới có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 khoảng 740 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ tháng 10/2020 sau gần 4 năm thi công. Bến xe xây dựng trên diện tích 16 ha thuộc TP Thủ Đức và một phần TP Dĩ An, Bình Dương. Đây là bến xe lớn nhất nước, phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến.

Môt số công trình trong điểm của TP.HCM cũng đang dần về đích như tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km, có lộ trình đi qua các quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và Dĩ An (Bình Dương), điểm đầu từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM có 3 ga ngầm gồm Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son cùng 11 ga trên cao.

Môt số công trình trong điểm của TP.HCM cũng đang dần về đích như tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km, có lộ trình đi qua các quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và Dĩ An (Bình Dương), điểm đầu từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM có 3 ga ngầm gồm Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son cùng 11 ga trên cao.

Tính đến tháng 3/2021, tiến độ hoàn thành tuyến metro số 1 đã đạt 82%. Thành phố đặt mục tiêu đưa dự án vận hành thử nghiệm trong năm 2021 và khai thác thương mại vào giữa năm 2022.

Tính đến tháng 3/2021, tiến độ hoàn thành tuyến metro số 1 đã đạt 82%. Thành phố đặt mục tiêu đưa dự án vận hành thử nghiệm trong năm 2021 và khai thác thương mại vào giữa năm 2022.

Cầu Thủ Thiêm 2 khởi công năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng. Khi đưa vào sử dụng, cầu được kỳ vọng sẽ kết nối giao thông trung tâm thành phố với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn. Bên cạnh, cây cầu này sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn. Tuy nhiên, sau nhiều lần trễ hẹn, gia hạn cây cầu được kỳ vọng này vẫn chưa có thời điểm về đích.

Cầu Thủ Thiêm 2 khởi công năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng. Khi đưa vào sử dụng, cầu được kỳ vọng sẽ kết nối giao thông trung tâm thành phố với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn. Bên cạnh, cây cầu này sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn. Tuy nhiên, sau nhiều lần trễ hẹn, gia hạn cây cầu được kỳ vọng này vẫn chưa có thời điểm về đích.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành vào tháng 4/2015 với chiều dài 670 m, rộng 64 m. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND TP đến bến Bạch Đằng được lát đá granite với 3 đài phun nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng…Mỗi ngày, nhất là các dịp lễ nơi đây đón hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi cùng nhiều sự kiện văn hoá – xã hội được tổ chức tại đây.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành vào tháng 4/2015 với chiều dài 670 m, rộng 64 m. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND TP đến bến Bạch Đằng được lát đá granite với 3 đài phun nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng…Mỗi ngày, nhất là các dịp lễ nơi đây đón hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi cùng nhiều sự kiện văn hoá – xã hội được tổ chức tại đây.

Bên cạnh các công trình xây dựng nổi bật làm thay đổi diện mạo thành phố, nhiều năm qua một số dòng kênh ô nhiễm nước đen ngòm, hôi thối, nhiều khu ổ chuột như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hoá - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé… được cải tạo đã “lột xác” làm thay đổi bộ mặt đô thị, giao thông, cuộc sống của hàng triệu người dân hai bên và các khu vực xung quanh.

Bên cạnh các công trình xây dựng nổi bật làm thay đổi diện mạo thành phố, nhiều năm qua một số dòng kênh ô nhiễm nước đen ngòm, hôi thối, nhiều khu ổ chuột như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hoá - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé… được cải tạo đã “lột xác” làm thay đổi bộ mặt đô thị, giao thông, cuộc sống của hàng triệu người dân hai bên và các khu vực xung quanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN