Bất ngờ cảnh tượng chùa Hương ngày khai hội

Sau thời gian dài "đóng băng" do dịch Covid-19, sáng ngày 13/3, lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức được phép tổ chức trở lại. Ngay từ 1h giờ sáng, hàng trăm chiếc thuyền đã đợi sẵn ở bến, sẵn sàng đón những vị khách đầu tiên.

Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, kéo dài đến tháng 3 (âm lịch). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND huyện Mỹ Đức đã quyết định dừng tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2021

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội chiều 8/3, trước đề nghị của UBND huyện Mỹ Đức về việc mở lại chùa Hương, cam kết phòng chống dịch, UBND đã đồng ý cho mở lại chùa Hương từ ngày 13/3 (tức ngày 1/2 âm lịch)

Việc chùa Hương được mở cửa trở lại không chỉ là tin vui của du khách thập phương mà hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chùa Hương cũng đang phấn khởi mong ngóng từng ngày để được đón khách trở lại. Bởi 3 tháng chính hội chính là khoảng thời gian tiểu thương nơi đây kiếm “bộn tiền” bằng nghề lái đò, buôn bán.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ 1 giờ sáng ngày 13/3, các tiểu thương lái đò ở chùa Hương đã bắt đầu đón những đợt khách đầu tiên.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ 1 giờ sáng ngày 13/3, các tiểu thương lái đò ở chùa Hương đã bắt đầu đón những đợt khách đầu tiên.

Các tiểu thương đã chủ động dọn dẹp quầy hàng, bày biện sản phẩm; những người lái đò cũng tổ chức lau rửa thuyền, sơn mới lại mã số thuyền chuẩn bị đón khách.

Các tiểu thương đã chủ động dọn dẹp quầy hàng, bày biện sản phẩm; những người lái đò cũng tổ chức lau rửa thuyền, sơn mới lại mã số thuyền chuẩn bị đón khách.

Nghe tin chùa Hương được phép mở cửa trở lại, anh Nguyễn Văn Chất (39 tuổi) làm nghề buôn bán ở chùa Hương vô cùng vui mừng. “Với người dân xã Hương Sơn chúng tôi giờ mới thực sự là Tết. Những ngày vừa qua chùa Hương đóng cửa, mọi người cũng nghỉ bán hàng quán hết. Ai ai cũng mong đợi dịch bệnh được đẩy lùi để người dân yên tâm đi lễ chùa. Những người buôn bán được phục vụ nhân dân”, anh Chất chia sẻ.

Nghe tin chùa Hương được phép mở cửa trở lại, anh Nguyễn Văn Chất (39 tuổi) làm nghề buôn bán ở chùa Hương vô cùng vui mừng. “Với người dân xã Hương Sơn chúng tôi giờ mới thực sự là Tết. Những ngày vừa qua chùa Hương đóng cửa, mọi người cũng nghỉ bán hàng quán hết. Ai ai cũng mong đợi dịch bệnh được đẩy lùi để người dân yên tâm đi lễ chùa. Những người buôn bán được phục vụ nhân dân”, anh Chất chia sẻ.

Sáng sớm ngày khai hội, cô Hương (sinh năm 1976) đón những lượt khách đầu tiên của năm mới vui mừng chia sẻ: “Tôi và nhiều lái đò khác đã mong ngóng ngày này từ lâu, hy vọng mọi thứ diễn ra thuận lợi”.

Sáng sớm ngày khai hội, cô Hương (sinh năm 1976) đón những lượt khách đầu tiên của năm mới vui mừng chia sẻ: “Tôi và nhiều lái đò khác đã mong ngóng ngày này từ lâu, hy vọng mọi thứ diễn ra thuận lợi”.

Những năm trước dịch, trung bình mỗi thuyền cô Hương chở được 2-3 lượt khách ra vào/ngày. Mỗi lượt trung bình khoảng 500.000/thuyền. Nếu thuận lợi, mỗi vụ khoảng 3 tháng cô Hương có thể thu được 20.000.000-30.000.000 đồng/vụ. Khoản thu này giúp cô Hương trang trải cuộc sống và “hốt bạc” hơn nhiều so với cả năm làm rẫy.

Những năm trước dịch, trung bình mỗi thuyền cô Hương chở được 2-3 lượt khách ra vào/ngày. Mỗi lượt trung bình khoảng 500.000/thuyền. Nếu thuận lợi, mỗi vụ khoảng 3 tháng cô Hương có thể thu được 20.000.000-30.000.000 đồng/vụ. Khoản thu này giúp cô Hương trang trải cuộc sống và “hốt bạc” hơn nhiều so với cả năm làm rẫy.

Bất ngờ cảnh tượng chùa Hương ngày khai hội - 6

Trong không khí tất bật ngày khai hội, các quầy viết sớ trước khu vực đền Trình cũng hối hả chuẩn bị sẵn sàng, kỳ vọng sẽ thu hút được đông đảo du khách. Tại khu vực viết sớ, hàng năm với chi phí trung bình 80.000 đồng/ bộ sớ, mỗi quầy sớ sau khi trừ các khoản phí thuê chỗ, giấy mực,… thì có thể thu về được 10 triệu đồng.

Trong không khí tất bật ngày khai hội, các quầy viết sớ trước khu vực đền Trình cũng hối hả chuẩn bị sẵn sàng, kỳ vọng sẽ thu hút được đông đảo du khách. Tại khu vực viết sớ, hàng năm với chi phí trung bình 80.000 đồng/ bộ sớ, mỗi quầy sớ sau khi trừ các khoản phí thuê chỗ, giấy mực,… thì có thể thu về được 10 triệu đồng.

Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh, UBND huyện Mỹ Đức cũng đã xây dựng phương án cụ thể trình UBND thành phố Hà Nội và các ban, ngành với mục tiêu lễ hội an toàn song song với phòng, chống dịch.

Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh, UBND huyện Mỹ Đức cũng đã xây dựng phương án cụ thể trình UBND thành phố Hà Nội và các ban, ngành với mục tiêu lễ hội an toàn song song với phòng, chống dịch.

Theo đó, tất cả du khách đến chùa Hương phải tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt và khai báo y tế bằng việc quét mã QR và hạn chế tập trung đông người. Đối với những đoàn đông người thì trưởng đoàn phải cung cấp thông tin, số điện thoại để phục vụ việc truy vết khi cần thiết.

Theo đó, tất cả du khách đến chùa Hương phải tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt và khai báo y tế bằng việc quét mã QR và hạn chế tập trung đông người. Đối với những đoàn đông người thì trưởng đoàn phải cung cấp thông tin, số điện thoại để phục vụ việc truy vết khi cần thiết.

Ngoài ra, ban tổ chức sẽ bố trí 2 điểm cách ly y tế dự phòng để làm nơi khai báo y tế chi tiết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, ho, sốt và có yếu tổ dịch tễ. Đồng thời tăng cường khoảng 300 người, gồm y tế, công an và lực lượng của ban quản lý,... nếu khách đông sẽ xin thành phố hỗ trợ lực lượng.

Ngoài ra, ban tổ chức sẽ bố trí 2 điểm cách ly y tế dự phòng để làm nơi khai báo y tế chi tiết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, ho, sốt và có yếu tổ dịch tễ. Đồng thời tăng cường khoảng 300 người, gồm y tế, công an và lực lượng của ban quản lý,... nếu khách đông sẽ xin thành phố hỗ trợ lực lượng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN