Những cây cầu làm thay đổi diện mạo TP.HCM

Cầu Phú Mỹ, Sài Gòn, Ba Son, hầm Thủ Thiêm… là những cây cầu, hầm hiện đại vượt sông Sài Gòn được xây dựng hàng chục năm qua giúp giải quyết kẹt xe và làm thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM.

Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng lớn nhất TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn, nối TP Thủ Đức và quận 7 (thuộc đường Vành đai 2), được khánh thành năm 2009, có tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, theo hình thức BOT.

Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng lớn nhất TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn, nối TP Thủ Đức và quận 7 (thuộc đường Vành đai 2), được khánh thành năm 2009, có tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, theo hình thức BOT.

Công trình trọng điểm này dài hơn 2km, tĩnh không thông thuyền cao 45m, tàu biển đến 20.000 tấn có thể lưu thông. Đây được xem là cây cầu biểu tượng của thành phố, nằm ở hướng hạ nguồn sông Sài Gòn.

Công trình trọng điểm này dài hơn 2km, tĩnh không thông thuyền cao 45m, tàu biển đến 20.000 tấn có thể lưu thông. Đây được xem là cây cầu biểu tượng của thành phố, nằm ở hướng hạ nguồn sông Sài Gòn.

Cầu dây văng được thiết kế 2 trụ tháp cao 139m, mặt cầu có 6 làn xe lưu thông. Thời điểm khánh thành, cầu Phú Mỹ là công trình cầu dây văng hiện đại nhất Việt Nam.

Cầu dây văng được thiết kế 2 trụ tháp cao 139m, mặt cầu có 6 làn xe lưu thông. Thời điểm khánh thành, cầu Phú Mỹ là công trình cầu dây văng hiện đại nhất Việt Nam.

Đây là cây cầu quan trọng kết nối quận 7, các khu đô thị phía Nam với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai được ngắn hơn. 

Đây là cây cầu quan trọng kết nối quận 7, các khu đô thị phía Nam với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai được ngắn hơn. 

Cầu Sài Gòn được xây dựng trước năm 1975, là một trong những cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn. Năm 2013, cầu Sài Gòn 2 được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1km, có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công trình cầu đoạn trên cao tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy song song cũng chuẩn bị được đưa vào sử dụng.

Cầu Sài Gòn được xây dựng trước năm 1975, là một trong những cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn. Năm 2013, cầu Sài Gòn 2 được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1km, có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công trình cầu đoạn trên cao tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy song song cũng chuẩn bị được đưa vào sử dụng.

Cầu được xây dựng nhằm giảm áp lực cho cầu Sài Gòn cũ, nâng cao năng lực giao thông ở cửa ngõ phía Đông thành phố, kết nối Xa lộ Hà Nội được mở rộng toàn tuyến. Đây là cây cầu hằng ngày có lưu lượng xe rất lớn từ Đồng Nai, Bình Dương, TP Thủ Đức ra vào trung tâm thành phố.

Cầu được xây dựng nhằm giảm áp lực cho cầu Sài Gòn cũ, nâng cao năng lực giao thông ở cửa ngõ phía Đông thành phố, kết nối Xa lộ Hà Nội được mở rộng toàn tuyến. Đây là cây cầu hằng ngày có lưu lượng xe rất lớn từ Đồng Nai, Bình Dương, TP Thủ Đức ra vào trung tâm thành phố.

Cách cầu Sài Gòn gần 2km, hướng về trung tâm thành phố là cầu Thủ Thiêm, nối quận Bình Thạnh và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu dài 1.250m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe, tổng kinh phí xây dựng gần 1.100 tỷ đồng.

Cách cầu Sài Gòn gần 2km, hướng về trung tâm thành phố là cầu Thủ Thiêm, nối quận Bình Thạnh và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu dài 1.250m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe, tổng kinh phí xây dựng gần 1.100 tỷ đồng.

Đường dẫn cầu Thủ Thiêm phía quận Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe, cầu dẫn phía TP Thủ Đức dài 160m. Công trình cầu Thủ Thiêm được hoàn thành cuối năm 2007, mở ra một hướng phát triển mới cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm và cả khu vực phía Đông.

Đường dẫn cầu Thủ Thiêm phía quận Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe, cầu dẫn phía TP Thủ Đức dài 160m. Công trình cầu Thủ Thiêm được hoàn thành cuối năm 2007, mở ra một hướng phát triển mới cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm và cả khu vực phía Đông.

Nằm ở hướng thượng nguồn sông Sài Gòn là hệ thống cầu đường bộ, đường sắt nối TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh, các quận phía Bắc và sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực này gồm cầu Bình Triệu 1 và 2, cầu đường bộ Bình Lợi, cầu đường sắt Bình Lợi, kết nối giao thông cửa ngõ phía Bắc thành phố.

Nằm ở hướng thượng nguồn sông Sài Gòn là hệ thống cầu đường bộ, đường sắt nối TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh, các quận phía Bắc và sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực này gồm cầu Bình Triệu 1 và 2, cầu đường bộ Bình Lợi, cầu đường sắt Bình Lợi, kết nối giao thông cửa ngõ phía Bắc thành phố.

Cầu Bình Triệu 1 và 2 bắc qua sông Sài Gòn hướng từ Bến xe Miền Đông cũ đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và lên Tây Nguyên trên tuyến quốc lộ 13. Cầu Bình Triệu 1 dài 554m, xây dựng trước năm 1975, được nâng cấp mở rộng từ 2 thành 3 làn xe năm 2009. Năm 2003, cầu Bình Triệu 2 dài 560m với 2 làn xe nằm về phía thượng lưu cầu Bình Triệu 1 được hoàn thành. Cầu dành cho phương tiện lưu thông hướng vào trung tâm thành phố.

Cầu Bình Triệu 1 và 2 bắc qua sông Sài Gòn hướng từ Bến xe Miền Đông cũ đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và lên Tây Nguyên trên tuyến quốc lộ 13. Cầu Bình Triệu 1 dài 554m, xây dựng trước năm 1975, được nâng cấp mở rộng từ 2 thành 3 làn xe năm 2009. Năm 2003, cầu Bình Triệu 2 dài 560m với 2 làn xe nằm về phía thượng lưu cầu Bình Triệu 1 được hoàn thành. Cầu dành cho phương tiện lưu thông hướng vào trung tâm thành phố.

Cách cầu Bình Triệu khoảng 500m về phía thượng nguồn sông Sài Gòn là cầu Bình Lợi, được thông xe năm 2013. Cây cầu hiện đại này gồm 2 nhánh, có chiều dài 1.100m, 6 làn xe với điểm nhấn của cầu là vòm Nielsen cao 35m, dài 150m, được làm từ 3.000 tấn thép tấm.

Cách cầu Bình Triệu khoảng 500m về phía thượng nguồn sông Sài Gòn là cầu Bình Lợi, được thông xe năm 2013. Cây cầu hiện đại này gồm 2 nhánh, có chiều dài 1.100m, 6 làn xe với điểm nhấn của cầu là vòm Nielsen cao 35m, dài 150m, được làm từ 3.000 tấn thép tấm.

Công trình thuộc dự án đường Phạm Văn Đồng dài 13,6km, có tổng vốn đầu tư 340 triệu USD. Đây là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố, kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến vành đai 2, quốc lộ 1A, 1K qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và kết nối Bình Dương, Đồng Nai.

Ngày 14/6/2023, TP.HCM tổ chức công bố đặt tên cầu Ba Son (tên gọi cũ cầu Thủ Thiêm 2) nối Khu đô thị Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức và quận 1. Cầu Ba Son khởi công năm 2015, có tổng vốn đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng. Công trình được thông xe dịp 30/4 và 1/5 năm 2022.

Ngày 14/6/2023, TP.HCM tổ chức công bố đặt tên cầu Ba Son (tên gọi cũ cầu Thủ Thiêm 2) nối Khu đô thị Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức và quận 1. Cầu Ba Son khởi công năm 2015, có tổng vốn đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng. Công trình được thông xe dịp 30/4 và 1/5 năm 2022.

Cầu dài 1.465m, trong đó phần cầu dài 886m được thiết kế là cầu dây văng, quy mô 6 làn xe. Đây là cây cầu quan trọng, kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo đô thị phía Đông, đặc biệt là Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu dài 1.465m, trong đó phần cầu dài 886m được thiết kế là cầu dây văng, quy mô 6 làn xe. Đây là cây cầu quan trọng, kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo đô thị phía Đông, đặc biệt là Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cùng với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, cầu Ba Son sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ban ngày và ban đêm.

Cùng với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, cầu Ba Son sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ban ngày và ban đêm.

Công trình giúp hoàn thiện trục giao thông chính của thành phố, kết nối giao thông Khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm thành phố hiện hữu. Cầu giúp giảm ùn tắc cho các tuyến đường trung tâm, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm sông Sài Gòn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Công trình giúp hoàn thiện trục giao thông chính của thành phố, kết nối giao thông Khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm thành phố hiện hữu. Cầu giúp giảm ùn tắc cho các tuyến đường trung tâm, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm sông Sài Gòn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Một công trình khác không phải là cầu mà là hầm Thủ Thiêm, được đổi tên thành hầm vượt sông Sài Gòn, có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á. Hầm nối đường Võ Văn Kiệt, quận 1 với đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, dài gần 1,5km, rộng 33m, cao 9m, mỗi chiều có 3 làn xe, gồm 2 làn ô tô và 1 làn xe máy, tốc độ thiết kế đạt 60km/h. Công trình được thiết kế có tuổi thọ vận hành 100 năm và chịu được động đất cấp 7.

Một công trình khác không phải là cầu mà là hầm Thủ Thiêm, được đổi tên thành hầm vượt sông Sài Gòn, có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á. Hầm nối đường Võ Văn Kiệt, quận 1 với đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, dài gần 1,5km, rộng 33m, cao 9m, mỗi chiều có 3 làn xe, gồm 2 làn ô tô và 1 làn xe máy, tốc độ thiết kế đạt 60km/h. Công trình được thiết kế có tuổi thọ vận hành 100 năm và chịu được động đất cấp 7.

Công trình là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây của TP.HCM được khởi công vào tháng 2/2005, thông xe tháng 11/2011. Hầm thuộc tuyến đường quan trọng bậc nhất, kết nối khu vực phía Đông với trung tâm, phía Tây của TP.HCM.

Công trình là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây của TP.HCM được khởi công vào tháng 2/2005, thông xe tháng 11/2011. Hầm thuộc tuyến đường quan trọng bậc nhất, kết nối khu vực phía Đông với trung tâm, phía Tây của TP.HCM.

Ngoài các công trình cầu và hầm bắc qua sông Sài Gòn đã được xây dựng, dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang được Sở GTVT TP.HCM đẩy nhanh thủ tục, tiến độ khởi công. Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối Khu đô thị Thủ Thiêm và quận 7 dài hơn 2km, với 6 làn xe. Khi hoàn thành, ngoài thúc đẩy Khu đô thị Thủ Thiêm phát triển, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực cầu còn rút ngắn thời gian đi từ TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh qua các quận 7,8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Ngoài các công trình cầu và hầm bắc qua sông Sài Gòn đã được xây dựng, dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang được Sở GTVT TP.HCM đẩy nhanh thủ tục, tiến độ khởi công. Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối Khu đô thị Thủ Thiêm và quận 7 dài hơn 2km, với 6 làn xe. Khi hoàn thành, ngoài thúc đẩy Khu đô thị Thủ Thiêm phát triển, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực cầu còn rút ngắn thời gian đi từ TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh qua các quận 7,8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN