Nhiều người rơi nước mắt cài bông hồng trắng dịp lễ Vu Lan

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Hàng nghìn người đã đổ về chùa Kim Sơn – Lạc Hồng (Hòa Bình) để tham dự đại lễ Vu Lan báo hiếu và thả hoa đăng.

Nhiều người rơi nước mắt cài bông hồng trắng dịp lễ Vu Lan - 1

Đêm 26/8 (tức ngày 11/7 âm lịch) hàng nghìn tăng ni, phật tử, người dân cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc trong lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Kim Sơn - Lạc Hồng, TP Hòa Bình.

Đêm 26/8 (tức ngày 11/7 âm lịch) hàng nghìn tăng ni, phật tử, người dân cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc trong lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Kim Sơn - Lạc Hồng, TP Hòa Bình.

Mở đầu đêm đại lễ, mọi người xúc động khi xem vở diễn về Vu Lan. Theo đó, Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Mở đầu đêm đại lễ, mọi người xúc động khi xem vở diễn về Vu Lan. Theo đó, Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Có mặt tại lễ Vu Lan, chị Nguyễn Thị Thảo (42 tuổi, ở Hoà Bình) cho biết, chị mất bố cách đây 7 năm, một năm sau mẹ chị cũng qua đời. Do đó, hằng năm đến ngày lễ Vu Lan chị hay đến chùa Kim Sơn - Lạc Hồng để tụng kinh, niệm phật. Khi nghe chia sẻ về đại lễ Vu Lan, chị không kìm được lòng và bật khóc nhớ về bố mẹ.

Có mặt tại lễ Vu Lan, chị Nguyễn Thị Thảo (42 tuổi, ở Hoà Bình) cho biết, chị mất bố cách đây 7 năm, một năm sau mẹ chị cũng qua đời. Do đó, hằng năm đến ngày lễ Vu Lan chị hay đến chùa Kim Sơn - Lạc Hồng để tụng kinh, niệm phật. Khi nghe chia sẻ về đại lễ Vu Lan, chị không kìm được lòng và bật khóc nhớ về bố mẹ.

Thực hiện nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan báo hiếu, chị Nguyễn Ngọc Trâm (31 tuổi, ở Lương Sơn, Hoà Bình) xúc động khi nhớ về người mẹ quá cố. Mẹ chị mất vì căn bệnh hiểm nghèo khi chị mới lên 7 tuổi.

Thực hiện nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan báo hiếu, chị Nguyễn Ngọc Trâm (31 tuổi, ở Lương Sơn, Hoà Bình) xúc động khi nhớ về người mẹ quá cố. Mẹ chị mất vì căn bệnh hiểm nghèo khi chị mới lên 7 tuổi.

“Mùa Vu Lan đến ngồi đây nghe giảng dạy đạo lý, lần nào tôi cũng khóc. Nếu còn mẹ ở trên đời, tôi chỉ mong mẹ nhiều sức khoẻ”, chị Trâm nói.

“Mùa Vu Lan đến ngồi đây nghe giảng dạy đạo lý, lần nào tôi cũng khóc. Nếu còn mẹ ở trên đời, tôi chỉ mong mẹ nhiều sức khoẻ”, chị Trâm nói.

Đại đức Thích Trí Thịnh (Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn - Lạc Hồng) cho biết, dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu, tại các cơ sở tự viện thường được tổ chức với nhiều hoạt động, trong đó có pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức "Bông hồng cài áo" tri ân công đức sinh thành của cha mẹ…

Đại đức Thích Trí Thịnh (Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn - Lạc Hồng) cho biết, dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu, tại các cơ sở tự viện thường được tổ chức với nhiều hoạt động, trong đó có pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức "Bông hồng cài áo" tri ân công đức sinh thành của cha mẹ…

Trong các hoạt động trên, bông hồng cái áo chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Trong các hoạt động trên, bông hồng cái áo chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Rất đông người dân đến đại lễ Vu Lan để thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ.

Rất đông người dân đến đại lễ Vu Lan để thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ.

Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả hoa đăng.

Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả hoa đăng.

Hàng nghìn người dân cùng các em nhỏ đi thả hoa đăng.

Hàng nghìn người dân cùng các em nhỏ đi thả hoa đăng.

Nhiều người rơi nước mắt cài bông hồng trắng dịp lễ Vu Lan - 12

Người dân tâm niệm, thả hoa đăng để cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

Người dân tâm niệm, thả hoa đăng để cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

Cô gái sau khi cầu nguyện đã thả hoa đăng xuống hồ.

Cô gái sau khi cầu nguyện đã thả hoa đăng xuống hồ.

Hoa đăng sáng rực một góc hồ.

Hoa đăng sáng rực một góc hồ.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN