Ngày tận thế tang thương trong hội họa

Sự kiện: Ngày tận thế 2012

Từ thời cổ đại đến nay, có rất nhiều tác phẩm hội họa về ngày tận thế. Tuy cách thể hiện khác nhau nhưng cho dù nhìn vào bức tranh nào người xem cũng đều có thể cảm nhận được nỗi hoang mang, bất an sự tang thương được các tác giả gửi gắm trong đó.

Bức họa “Ngày cuối cùng của Pompeii”

Bức tranh sơn dầu trên vải “Ngày cuối cùng của Pompeii” do danh họa Karl Bryullov thực hiện từ năm 1830 đến 1833.

Bức tranh lấy ý tưởng từ sự kiện “Ngày tận thế” năm 79 SCN, khi núi lửa Venuvius bất ngờ phun trào phá hủy cuộc sống người dân thành phố Pompeii. Người La Mã cổ đại tin rằng đó là dấu hiệu tận thế ứng với lời tiên tri của nhà triết học La Mã cổ đại Seneca. Trước đó, Seneca dự đoán: “Những gì chúng ta nhìn thấy và ngưỡng mộ ngày hôm nay sẽ bị ngọn lửa đốt cháy và cũng chính nó sẽ dẫn loài người đến với một thế giới mới hạnh phúc hơn”.

Vào năm 1834, ở Peterburg, bức tranh “Ngày cuối cùng của Pompeii” đã được đem ra trưng bày cho khách tham quan chiêm ngưỡng. Bức tranh gây ấn tượng mạnh mẽ với đại danh hào Pushkin và ông đã làm một đoạn thơ để tả lại: “Họng Vesuvio mở rộng - Khói cuồn cuộn bốc lên - Ngọn lửa lan rộng như lá cờ chiến. Mặt đất rung chuyển, từ các cột trụ chao đảo, những tượng thờ sập xuống! Dân chúng chạy tán loạn (vì sợ hãi). Dưới trận mưa đá (dưới tro bụi mịt mù). Từng đám đông, già và trẻ, chạy trốn khỏi thành phố chiến tranh”.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 1

Bức họa “Ngày cuối cùng của Pompeii”

“Ngày tận thế” năm 1666

Năm 1666, một trận hỏa hoạn nhấn chìm thành phố London thời trung cổ trong biển lửa. Người dân hoang mang nghĩ rằng ngày tận thế đã đến, ngọn lửa đó chính là “cơn thịnh nộ khủng khiếp của Chúa trời, là chuyến viếng thăm cuối cùng của Ngài lên Trái đất đầy những tội lỗi”.

Tuy nhiên, theo các nhà sử học, ngọn lửa tận thế chẳng qua chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó xảy ra hoàn toàn do sự bất cẩn của con người, khi một người giúp việc quên dập tắt các ngọn lửa nhỏ trong tiệm bánh.

2 bức họa ghi lại sự kiện này được tìm thấy trong các tài liệu còn sót lại của Vua Charles II.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 2

“Ngày tận thế” năm 1666

Đại hồng thủy trong Kinh Thánh

Kinh Thánh ghi lại, vào khoảng năm 2500 TCN, khi tận mắt chứng kiến những tội ác mà con người gây ra, Thượng đế đã quyết định hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất, tẩy sạch địa cầu bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, nhận thấy ông Nô-ê là người đạo đức nên Ngài đã mở cho ông con đường sống. Ngài hướng dẫn ông đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình, các cặp đôi động vật... Và sau đó, mọi chuyện diễn ra theo đúng “kịch bản”, mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, mọi thứ bị nhấn chìm trong biển nước, vạn vật trên Trái đất đều bị hủy diệt.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 3

 Bức tranh về đại hồng thủy của John Martin

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 4

 Con người vào thời điểm trước trận đại hồng thủy trong tranh John Linnell

Dựa trên câu chuyện nổi tiếng này, danh họa John Martin đã tái hiện lại sức tàn phá khủng khiếp của trận đại hồng thủy qua một bức tranh được vẽ năm 1834. Trong khi đó một danh họa khác là John Linnell với bức họa năm 1848 của mình lại đặc biệt dành sự quan tâm đến cuộc sống con người vào đêm trước khi diễn ra trận đại hồng thủy. Bức tranh đã rất thành công trong việc thể hiện sự lo lắng, bất an của con người.

Viễn cảnh sau tận thế

Bằng cách sử dụng các chương trình đồ họa như Photoshop, 3DMax, loạt ảnh minh họa về ngày tận thế của nghệ sĩ tài năng người Nga – VladimirManyuhin đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hàng ngàn người trên khắp thế giới.

Để phác họa viễn cảnh ngày tận thế theo trí tưởng tượng của mình, ông đã tiến hành chụp ảnh những địa điểm nổi tiếng trên thế giới, như quảng trường Thời đại ở New York, quảng trường Đỏ ở Moscow, đài tưởng niệm Lincoln... rồi “chế biến” thêm. Thậm chí trong một số cảnh còn có sự xuất hiện của các loài động vật hoang dã, càng làm tăng tính hoang sơ, tang thương ngày tận thế.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 5

 Quảng trường Thời đại ở New York, với những chú sư tử đi giữa phố.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 6

Số ít những người sống sót mò mẫm trong đống đổ nát.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 7

Bức tượng cố Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln ở Quảng trường quốc gia National Mall, thủ đô Washington.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 8

Quảng trường Đỏ và nhà thờ St Basil tại thủ đô Moscow, Nga

Trong khi đó, Nick Pedersen - một hoạ sĩ đa phương tiện sống tại Brooklyn, New York lại có những hình dung riêng về thế giới sau Ngày Tận thế. Những tác phẩm dựng bằng kỹ thuật số của anh khắc hoạ viễn cảnh mà trong đó, con người phải nhường chỗ cho thiên nhiên hoang dã. Chủ đề xuyên suốt những tác phẩm của Nick Pedersen là sự mâu thuẫn giữa thiên nhiên và con người.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 9

 Nhiều vùng đất bị nước biển nhấn chìm

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 10

 Nếu trước đây, con người đã tàn phá môi trường sống của nhiều loài động vật thì sau ngày tận thế, con người lại phải lẩn trốn các loài động vật hoang dã

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 11

 Những người sống sót sau Tận thế trở về với đời sống nguyên thủy và sử dụng công cụ thô sơ.

Ngày tận thế tang thương trong hội họa - 12

 Ô tô – minh chứng cho nền văn minh hiện đại giờ chỉ còn là những đống sắt vụn

____________

Đón đọc bài “Tận thế: Sức hủy diệt của thiên thạch” vào 10h ngày 17/12/2012

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Vũ (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Ngày tận thế 2012 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN